Theo tài liệu cũ: tam thất vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào hai kinh can và vị. có tác dụng hành ứ, cầm máu, tiêu thũng dùng chữa thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, đẻ xong máu hôi không sạch, ung thũng, bị đòn tổn thương
Nhân dân coi tam thất là một vị thuốc cầm máu dùng trong các trường hợp chảy máu, bị đánh tổn thương, vì ứ huyết mà sưng đau. Ngày dùng 4-8g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. Dùng ngoài có tác dụng cầm máu tại chỗ. Tại những nơi trồng tam thất người ta coi tam thất là một vị thuốc bổ không kém nhân sâm, dùng thay nhân sâm.
Cây tam thất chỉ sống được ở vùng núi cao, khí hậu quanh năm mát lạnh, không thích hợp phát triển ở vùng nắng nóng.
Ươm hạt vào khoảng tháng 10 – 11, đến khi sang xuân khoảng tháng 2 – 3 năm sau bứng ra trồng.
Xới tơi, bừa kỹ đất, làm sạch cỏ; lên luống rộng 1,5m; làm giàn che cho cây trước khi trồng, hoặc trồng dưới tán cây to đã khép kín, đủ ánh sáng dịu 30%.
Mật độ trồng: 20 x 20cm, nghĩa là mỗi mét vuông có thể trồng từ 16 – 20 cây.
Thường xuyên làm cỏ, kết hợp bón thúc cho cây bằng phân hữu cơ; chú ý duy trì độ ẩm cho cây phát triển tốt nhất.
Khi cây còn nhỏ thường bị sâu xám cắn ngang thân, nếu diện tích nhỏ có thể bắt bằng tay.
Khi cây nhiều lá đề phòng bệnh rỉ sắt (đốm vàng trên lá cây); diệt bệnh bằng cách thuốc bảo vệ thực vật phun vào khi trời khô ráo.
Thu hoạch củ vào vụ mùa thu, sau khi trồng 4 – 5 năm, có khi tới 7 năm.
Đào củ; rũ bỏ đất; rửa sạch; cắt bỏ rễ con; phơi nắng cho héo rồi lăn và vò từ 3 – 5 lần; phơi hoặc sấy cho đến khô. Củ tam thất khô, nếu bảo quản tốt có thể giữ được 6 năm
Tác giả: Phạm Ngọc Tú
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn