Quy trình trồng cây sầu riêng

Chủ nhật - 19/12/2021 02:23
Do hiệu quả kinh tế cao, những năm gần đây nhiều nhà vườn đã cải tạo vườn tạp, nhiều chủ hộ đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũ hiệu quả kinh tế thấp sang trồng chuyên canh cây ăn trái, từ phong trào này nhiều nhà vườn chuyên canh cây ăn trái mới ra đời.

Để góp phần đáp ứng nhu cầu cấp bách của nhà vườn, giúp nhà vườn có thêm những hiểu biết cơ bản về kỹ thuật trồng cây sầu riêng, tác giả đã biên soạn bài viết kỹ thuật trồng cây sầu riêng. Hy vọng bài viết này sẽ là một tài liệu hướng dẫn thiết thực cho bà con nhà vườn, giúp bà con tự tin hơn trong việc trồng cây Sầu riêng.
 

Trồng cây sầu-riêng
Trồng cây sầu riêng

1. Chuẩn bị đất trồng:

– Đối với vùng đất thấp (như vùng ĐBSCL) vùng này thường có mực nước ngầm cao, dễ bị ngập úng trong mùa mưa, độ dày của tầng đất mặt mỏng. Vì thế cần đào mương lên liếp để nâng cao mặt vườn, tránh ngập úng và thoát nước nhanh ra khỏi vườn trong mùa mưa, hạ mực nước ngầm xuống thấp, và phải có hệ thống mương tiêu nước trong mùa mưa, chứa nước tưới trong mùa khô.

– Nếu trồng thuần (chuyên canh cây sầu riêng) thì lên liếp đơn. Nếu trồng xen với các cây khác thì nên dùng liếp đôi. Bề rộng và chiều sâu của mương phụ thuộc vào chiều cao của liếp, độ sâu xuất hiện của tầng phèn… Tỷ lệ mương/liếp thường là 1/2 tức là liếp rộng gấp đôi mương.

– Nếu bố trí liếp đơn trồng một hàng thì liếp rộng 5 – 6 mét, mương rộng 2 – 3 mét. Nếu bố trí liếp đôi để trồng hai hàng thì liếp rộng 12 mét, mương rộng 5 – 6 mét.

– Thiết kế liếp rộng có hình mai rùa và xẻ thêm rãnh nhỏ hình xương cá để thoát nước nhanh trong mùa mưa. Sau khi xác định khoảng cách trồng trên liếp, nên đắp mô cao 0,5 – 0,6 mét, rộng khoảng 0,8 – 1 mét rồi mới đào hố trồng trên đó. Nên bố trí theo hướng Bắc – Nam, để tất cả các cây có điều kiện tận dụng ánh sáng mặt trời. Xung quanh vườn cần xây dựng hệ thống đê bao chắc chắn để giữ cho nước không xâm nhập được từ ngoài vào vườn và bơm nước ra khi cần thiết

Đối với những vùng đất cao như miền Đông Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên chỉ cần phân khoảng cách trồng, không cần phải lên liếp. Tuy nhiên, cũng nên chọn những chân đất gần nguồn nước để có thể cung cấp nước tưới cho cây vào mùa khô và cũng cần phải thiết kế hệ thống rãnh thoát nước trong mùa mưa, vì cây sầu riêng chịu úng kém. Mặt khác hệ thống rãnh thoát nước cũng giúp giảm nhanh ẩm độ trong đất, trong vườn cây mỗi khi có mưa lớn và kéo dài để hạn chế bệnh thối gốc chảy mủ do nấm Phytophthora vốn là một bệnh nguy hiểm nhất đối với cây sầu riêng.

2. Thời vụ

Sầu riêng có thể quanh năm, miễn là thời riết lúc trồng không quá khắc nghiệt. Tuy nhiên để có tỷ lệ sống cao và trong giai đoạn đầu của cây con được sống trong điều kiện thời tiết tốt nhất nên trồng vào những ngày có thời tiết mát mẻ ở đầu mùa mưa.

3. Khoảng cách trồng

Khoảng cách trồng thưa hay dày tùy thuộc vào loại cây giống, vùng canh tác, phương thức trồng. Nếu trồng bằng hạt thì khoảng cách thưa hơn. Ở khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên thì nên trồng thưa hơn. Ở ĐBSCL nên trồng với khoảng cách 8 x (6 – 7) mét. Ở các tỉnh miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên nên trồng với khoảng cách 8 x 10 mét.

Khoảng cách trồng cây sầu-riêng
Khoảng cách trồng cây sầu riêng

 

4. Cách trồng

Đối với những vùng đất thấp phải lên liếp đắp mô cao rồi mới trồng thì đào hố trồng trên mô sau khoảng 0,5-0,6 mét, đường kính rộng 0,5 – 0,6 mét. Ở vùng đất cao như miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên chỉ cần đào hố sâu 0,7 – 0,8 mét, đường kính 0,7-0,8 mét. Sau khi đào hố bón cho mỗi hố khoảng 20-30 kg phân chuồng đã hoai mục, 200gram phân NPK (loại 16:16:8 hoặc 20:20:15), 0,5-1 kg vôi bôi và một ít đất mặt vườn, trộn đều, khoảng 20 – 25 ngày là có thể trồng được.

Có thể xem thêm bài viết: Phương pháp ủ phân chuồng hiệu quả

Khi bứng bầu cần chú ý không làm đứt rễ con, sau khi bứng bầu đặt cây vào trong nơi thoáng mát khoảng 3 – 7 ngày rồi mới trồng. Loại bỏ vật liệu bao bầu, túi nilon rồi nhẹ nhàng đặt cây xuống vào lỗ đã được khoét sẵn trong hố, nếu trồng bằng cây giống ghép mắt thì nên xoay mắt ghép hướng gió chính trong năm, lấp đất vừa mặt bầu rồi ém chặt xung gốc, sau khi trồng xong tưới đẫm nước để giảm các lỗ hổng trong đất, cắm cọc, buộc cây vào cọc để không bị gió lay động làm đứt rễ và bật gốc.

Dùng rơm rạ, cỏ khô phủ xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây. Thời kỳ đầu cần che mát (khoảng 50% ánh nắng) cho cây giống, khoảng 1 năm sau thì gỡ bỏ dần vật liệu che mát.

Trên đây là Quy trình trồng cây sầu riêng chúc bà con nhà vườn thành công.

Bà con có thể xem thêm các bài viết về cây sầu riêng:

Tác giả: Phạm Ngọc Tú

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi