Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây chè dây

Thứ hai - 17/07/2023 21:03
Chè Dây, tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch., thuộc họ Nho (Vitaceae). Tại Việt Nam cây mọc nhiều tại các khu vực miền núi Tây Bắc như Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu và các tỉnh miền trung như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị… Chè dây thường được người dân miền núi phía Bắc gọi là Thau Rả, Khau Rả.

I. Đặc điểm sinh vật học 

1. Nguồn gốc, phân bố 

Tại Việt Nam cây mọc nhiều tại các khu vực miền núi Tây Bắc như  Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu và các tỉnh miền trung như: Nghệ An, Hà  Tĩnh, Quảng Trị... Chè dây thường được người dân miền núi phía Bắc gọi là  Thau Rả, Khau Rả. 

2. Đặc điểm thực vật học 

Dây leo, cành hình trụ mảnh, tua cuốn đối diện với lá, chia 2-3 nhánh; Lá  kép lông chim, mọc so le mang 7-12 lá chét mỏng, giòn, mép có răng thấp; gân  bên 4-5 đôi; lá kèm gần tròn, dạng vẩy; Cụm hoa đối diện với lá thành xim 2  ngả, nụ hoa hình trứng, hoa mẫu 5; Quả mọng hình trái xoan to 6 x 5mm, khi  chín có màu tím đen, chứa 3- 4 hạt.  
Ra hoa tháng 6, có quả chín tháng 10. 

3. Điều kiện sinh thái 

Cây thích hợp với điều kiện mát mẻ của vùng núi cao phía Bắc các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai; cây mọc hoang hoặc được trồng dưới tán rừng. 

4. Thành phần hóa học

Về thành phần hóa học, trong loại dược liệu này có sự góp mặt chủ yếu của:
Flavonoid: có hàm lượng toàn phần là 18.15% với 2 dạng tồn tại bao gồm aglycon và glycosid.
Tanin.
Hai loại đường: Rhamnose và Glucose.
Trong khi đó, phần rễ cây cũng chứa ampelopsin và myricetin. Ngoài ra, nó cũng không chứa các hoạt chất có độc gây nguy hại.

5. Tác dụng của cây chè dây:

Vậy thì tác dụng của chè dây như thế nào? Có thật sự hữu ích không? Cụ thể, đây là một loại dược liệu tự nhiên sở hữu các tác dụng như sau:
- Giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể.
- Với sự hiện diện của flavonoid giúp chống lại sự oxy hóa, ức chế các tế bào xấu phát triển và dập tắt đi sự phát triển của các gốc tự do.
- Góp phần trong việc điều trị các tình trạng bệnh lý như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng hay viêm hang vị dạ dày.
- Kháng viêm, làm vết loét dạ dày liền lại, tiêu diệt vi khuẩn HP và giúp phục hồi chức năng của dạ dày.
- Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng liên quan như ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị, đau bụng.
- Giúp an thần, cải thiện và góp phần "giải quyết" tình trạng mất ngủ.
- Giúp duy trì sự ổn định huyết áp, có thể đóng góp vào quá trình điều trị huyết áp cao.
- Giải độc gan, hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý liên quan đến gan như viêm gan.
- Chữa cảm, đau họng cũng như trị mụn nhọt, mẩn ngứa hoặc nổi rôm nóng ở trong người.
- Có thể giúp cầm máu khi dùng phần lá cây để đắp bên ngoài vết thương.
- Giúp đẩy lùi tình trạng viêm răng lợi khi súc miệng với nước sắc loại cây này hằng ngày.

Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây chè dây
Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây chè dây


II. Kỹ thuật trồng trọt 

1. Chọn vùng trồng 

Chọn vùng trồng là nơi có khí hậu mát mẻ, cách xa các khu công nghiệp,  bệnh viện, nghĩa trang, xa nguồn chất thải nước thải, bãi rác thải hóa chất... Chọn đất thịt nhẹ, pH 5 - 7 có tầng canh tác dày, đất ẩm mát, cao, thoát nước tốt. 

2. Kỹ thuật nhân giống 

- Lựa chọn cành giống: chọn cành bánh tẻ, không có vết bệnh, lấy từ cây mẹ khỏe mạnh, đường kính 5-12mm, được thu hái vào tháng 8 – 9 hoặc tháng  12 đến tháng 01 năm sau.  
- Chuẩn bị vườn giâm hom: chọn đất bằng phẳng, gần nguồn nước, tiện  đường vận chuyển; đất được làm sạch cỏ dại, xử lý nấm bệnh, tơi xốp, thoát  nước tốt. 
- Xử lý hom giống: dùng kéo cắt các cành bánh tẻ thành các hom có kích  thước 10-15 cm, đường kính 5-12 mm; tiến hành chấm các hom giống vào dung  dịch kích thích ra rễ rồi giâm tại vườm ươm giống; Cách giâm: Cắm ngập trong  đất 2/3 chiều dài hom, cắm hom nghiêng 600 so với mặt đất, hom cách hom 7 - 10 cm.
- Chăm sóc vườn hom: Tưới nước ẩm đầy đủ trong thời gian chăm sóc, có  lưới che nắng, mưa cho cây. 
- Thời vụ giâm hom: Tháng 8 – 9 hoặc tháng 12 đến tháng 01 năm sau. 3. Thời vụ trồng 
Thời vụ trồng tốt nhất từ tháng 3 đến tháng 5  

4. Kỹ thuật làm đất  

Đất được làm kỹ, sạch cỏ dại, đào hố kích thước 30 x 30 x 30 cm.

5. Mật độ và khoảng cách trồng 

Mật độ: 6.667 cây/ha với khoảng cách 1,0 x 1,5 m. 

6. Kỹ thuật trồng 

Lựa chọn thời điểm mưa ẩm để tiến hành trồng cây, đặt hom giống và lấp đất cao hơn mặt đất để trách cây bị úng nước. 

7. Phân bón và kỹ thuật bón phân. 

- Lượng phân bón (tính cho 1ha/năm): 450 Urea+500 Lân Supe+120 Kali  
- Kỹ thuật bón phân: Bón lót toàn bộ phân Lân vào đầu năm; bón thúc phân Đạm và Kali chia đều bón sau mỗi lần thu hoạch lá. 

8. Chăm sóc. 

Thường xuyên phát quang cỏ dại để cho cây sinh trưởng phát triển tốt.

9. Phòng trừ sâu, bệnh hại. 

Cây Chè dây ít sâu bệnh hại, khi mới phát hiện sâu bệnh hại cần xử lý  ngay bằng biện pháp thủ công. 

10. Thu hoạch, sơ chế. 

Chè dây là cây lâu năm, trồng 1 lần có thể thu nhiều năm; cắt phần thân lá tính từ đầu cành dài 40-70 cm; các cành thu hái được bó thành bó hoặc đựng  trong các bao, túi sạch vận chuyển về nơi tiêu thụ.

Tác giả: Phạm Ngọc Tú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi