Cây cà gai leo – Đặc tính sinh trưởng và cách trồng

Thứ hai - 17/07/2023 21:03
Cà gai leo được các thầy thuốc đánh giá là một trong những cây thuốc nam có tác dụng giải độc và chữa các bệnh về gan tốt nhất hiện nay. Ngoài ra, loại cây này thường được sử dụng để chữa trị một số bệnh như: phong tê thấp, đau nhức khớp xương, cảm cúm, giải độc rượu bia… Nhờ khả năng chữa bệnh hiệu quả và an toàn, cà gai leo đang được nhiều hộ gia đình lựa chọn làm giống cây trồng. nonghoc.net xin giới thiệu cách trồng cà gai leo chuẩn nhất, đem lại giá trị kinh tế cao để bà con tham khảo.
Cây cà gai leo – Đặc tính sinh trưởng và cách trồng năng suất nhất
Cây cà gai leo – Đặc tính sinh trưởng và cách trồng năng suất nhất

Cà gai leo hay còn được gọi là cà gai dây, cà vạnh, cà lù, cà bò và có tên khoa học là Solanum procumbens thuộc họ Solanaceae. Loài cây này thường được trồng rộng rãi ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam.

Đặc tính sinh thái của cà gai leo

- Cà gai leo là cây dược liệu sống lâu năm. Trung bình, thân cây có thể leo dài tới 6 mét hoặc hơn. Những cây sống lâu năm, thân sẽ hóa gỗ, vỏ nhăn và phân thành nhiều cành, phía trên cành có phủ lông hình sao và mọc nhiều gai. Cây thường mọc lá kiểu so le. Lá cây có hình dáng thuôn hoặc bầu dục. Mặt trên của lá chứa gai, mặt dưới xuất hiện lớp lông mềm màu trắng.
- Hoa cà gai leo thường mọc ở dưới nách lá, màu tím nhạt hoặc trắng và mọc thành từng chùm. Quả cà gai leo có hình cầu, đường kính khoảng 5 -7 mm, mọng và đỏ khi chín. Thời điểm ra hoa thường dao động từ tháng 4 – 5 hàng năm và đậu quả từ tháng 7 – 9.
- Đây là loài cây mọc hoang, nên chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy cây cà gai leo ở ngoài bờ cỏ, vệ đường, bờ ruộng… ở khắp nơi từ vùng trung du, núi thấp cho tới vùng đồng bằng hoặc ven biển.
- Rễ và phần dây của cây thường được sử dụng trong các bài thuốc nam để chữa bệnh. Bà con có thể thu hái các bộ phận của cây cà gai leo ở bất kì thời điểm nào trong năm rồi đem rửa sạch, thái thành những đoạn nhỏ. Sau đó đem phơi khô, bảo quản và sử dụng dần.

Phân biệt cà gai leo và cà dại

Cà gai leo có hình dáng khá giống cà dại khi phát hiện ở ngoài tự nhiên. Do vậy rất nhiều người nhầm lẫn và hái nhầm. Sau đây, may3a.com xin chia sẻ cách phân biệt 2 loại cây này như sau:

- Thân cây: cà gai leo thường thấp hơn cây cà dại. Nếu cây cà dại có thân mọc thẳng đứng, cao từ 2 -3m thì cây cà gai leo thường chỉ cao từ 0.6 – 1m, thân nhỏ, tán rộng ra các hướng.
- Lá cây: lá cây cà gai leo nhỏ hơn cây cà dại. Nếu chiều dài lá cà gai leo từ 3 -4cm thì cây cà dại có lá khá to từ 5 – 10 cm.
- Quả: cây cà gai leo có quả nhỏ, chín đỏ với đường kính 5-7mm. Quả cây cà dại có đường kính từ 10 -15mm và màu vàng khi chín.

Kỹ thuật trồng cà gai leo cho năng suất cao

1. Chọn vùng trồng và đất trồng cây cà gai leo

- Cây cà gai leo ưa khí hậu nhiệt đới ở nước ta. Vì vậy có thể trồng cà gai leo phổ biến ở tất cả các vùng trên cả nước. Tuy nhiên là cây có bộ rễ ăn cạn, có khả năng chịu hạn không chịu úng. Nên lưu ý không trồng cà gai leo ở các vùng đất trũng, ngập nước.

- Chuẩn bị đất trồng cà gai leo: Trước khi trồng đất cần được làm nhuyễn, tới xốp, sẻ rãnh và lên luống rộng 70 cm, rãnh sâu 30 cm, trồng hàng đơn.

- Trong quá trình làm đất kết hợp bón lót với liều lượng tính cho 1 ha: 10 tấn phân chuồng hoai mục + 3 tấn phân vi sinh + 200 kg vôi bột.

2. Mùa vụ gieo trồng cây cà gai leo

- Thời điểm gieo, ươm hạt thích hợp: từ tháng 1 đến tháng 2 dương lịch.

- Thời điểm thích hợp để trồng cây là trong vụ Xuân - Hè, thích hợp nhất là từ tháng 2 đến tháng 3 dương lịch.

- Đối với Miền Bắc nên trồng vào mùa xuân là lúc tiết trời ấm mát, có mưa xuân giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Ở Miền Nam nên trong vào đầu mùa mưa, lúc này thời tiết mát mẻ nên cây non sẽ không phải chịu tác động mạnh từ ánh sáng mặt trời. 

3. Kỹ thuật chọn giống cây cà gai leo

- Chọn giống là khâu quan trọng để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Lượng hạt giống gieo trồng từ 1,8 - 2 kg/ha.

- Khi chọn quả làm giống gieo trồng cần chọn những cây mẹ sinh trưởng khỏe mạnh, quả to già đã chín mọng. Không chọn những quả màu xanh vì hạt không mẩy đạt chất lượng, độ nảy mầm kém. 

- Phơi khô quả cà gai leo đến khi vỏ nhăn lại và chuyển sang màu đen sau đó tách lấy hạt.

- Để đạt tỷ lệ nảy mầm cao nhất, trước khi gieo cần xử lý hạt giống trước khi gieo bằng cách ngâm nước ấm trong khoảng 4 giờ, sau đó vớt ra và ủ cát ẩm từ 3 - 4 ngày để hạt cà gai nứt nanh rồi mới đem gieo, giúp hạt phát triển nhanh hơn. 

- Đồng thời trong quá trình ngâm, lưu ý loại bỏ được những hạt lép, hạt thối hỏng (vì những hạt này sẽ nổi lên trên mặt nước)  trước khi đem ươm vừa có độ nảy mầm cao lại tiết kiệm công sức.

4. Kỹ thuật ươm bầu, nhân giống cây cà gai leo

- Chuẩn bị: Hạt giống, đất gieo, bầu ươm có kích thước khoảng 7 x 12 cm, giá thể.

- Luống ươm giống cần được làm đất tơi xốp, sạch cỏ dại. Luống ươm có kích thước rộng 80 – 110 cm, chiều cao luống 5 cm, chiều rộng rãnh từ 40 – 50 cm. Vườn ươm giống cần có mái che đảm bảo che nắng, che mưa trong suốt giai đoạn ươm cây giống.

Giá thể bầu ươm: Có thể chọn các loại giá thể có bán trên thị trường đều phù hợp để trồng hoa thược dược như giá thể hữu cơ cao cấp, giá thể T – Rat, … hoặc giá thể có thể tự phối trộn theo công thức phối trộn bao gồm: đất (đất phù sa, đất màu); xỉ than ( mùn cưa, xơ dừa); phân chuồng hoai mục (phân vi sinh) được phổi trộn theo tỷ lệ: 1/2 đất + 1/4 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử ký nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Daconil 75 WP (1 gram/1 lít nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 gram/ 1 lít nước) phun đều vào giá thể đã trộn ( 40 – 50 lít dung dịch/ 1 m3 giá thể).

* Cách ươm bầu, nhân giống được tiến hành như sau:

- Tiến hành gieo hạt: cứ 10 m2 luống đất thì gieo 1 gram hạt, số hạt này sẽ mọc lên khoảng 12 - 13 nghìn cây con. Cần rắc đều tay với số lượng vừa phải để cây con lên đều hơn. 

- Sau khi gieo hạt, cần tưới nước từ 1 - 2 lần/ngày để đảm bảo độ ẩm, tùy thuộc vào từng loại đất. 

- Sau 1 tuần hạt giống nảy mầm và cây con bắt đầu đâm chồi, cần tưới nước theo hình thức phun sương nhẹ để tránh mầm bị gãy, cây con bị đổ.

- Khi cây giống lớn lên nên nhổ và đưa vào trong bầu để dễ chăm sóc và vận chuyển khi xuất vườn. Bầu ươm có kích thước khoảng 7x12 cm đủ cho cây con phát triển. Khi mới trồng trong bầu, nên tưới 1 lần/ ngày, sau vài ngày bộ rễ chắc chắn thì tưới định kỳ 2 - 3 ngày tưới 1 lần. 

Cây giống cà gái leo
Cây giống cà gái leo

- Ngoài phương pháp nhân giống bằng hạt, có thể áp dụng phương pháp giân cành cây con, giâm cành bánh tẻ, giâm cành già với tỷ lệ sống của cây giống như sau:

 Phương thức nhân giống

Tỉ lệ nảy mầm/ cây sống (%)

Thời gian xuất vườn của cây non (ngày)

 Gieo hạt

81,82

40

 Giâm cành cây non

59,25

38

 Giâm cành bánh tẻ

72,25

34

 Giâm cành già

62,20

37

5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ca gai leo ngoài ruộng sản xuất

* Kỹ thuật trồng cây cà gai leo

- Cây cao khoảng 15 cm thì phải mang đi trồng ngay, nếu cao quá cây sẽ không phát triển tốt được, có thể bị còi cọc lại. 

- Mật độ thích hợp: Hàng cách hàng 50 × 50 cm, cây cách cây 50 × 50 cm. Có thể để khoảng cách hàng là 50 x 40cm.

- Khi trồng: bóc nhẹ nhàng túi bầu, đặt cây ở chính giữa hố và lấp đất chặt ở gốc. Sau khi trồng cần tưới nước ngay để tránh rút nước. 
 

* Kỹ thuật tưới nước cho cây cà gai leo: Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây vào mùa hè nên cần tưới nước thường xuyên để cây sinh trưởng và phát triển tốt, đặc biệt là từ khi ra quả cho đến khi chín. Tưới nước theo kiểu nhỏ giọt chạy dọc theo từng luống để nước vào trừng tiếp cây, tránh lãng phí và không bị úng rễ. 

* Kỹ thuật bón phân cho cây ca gai leo:

- Lượng phân bón tính cho 1 ha: Phân chuồng hoai mục 8 – 10 tấn + Phân vi sinh 3 tấn + Đạm ure 600 – 700 kg + Phân NPK tổng hợp 700 – 800 kg.

- Bón lót cho cây trồng bằng phân vi sinh hoặc phân chuồng, không nên sử dụng phân hóa học đặc biệt là phân ure. Tỉ lệ phân bón lót như sau:  1 ha bón phân chuồng 10 tấn, 3 tấn phân vi sinh và 200kg vôi bột. 

- Bón thúc chia làm 3 lần bón:

+ Lần 1 sau trồng 7 - 10 ngày: Bón 140 - 180 kg đạm urê

+ Lần 2 sau trồng 20 - 25 ngày: Bón 300 - 400kg phân NPK và 250 - 300 kg đạm urê.

+ Lần 3 sau trồng 35 ngày: Bón lượng phân còn lại.
 

Cây cà gai leo – Đặc tính sinh trưởng và cách trồng năng suất nhất
Cây cà gai leo – Đặc tính sinh trưởng và cách trồng năng suất nhất

* Kỹ thuật chăm sóc cây cà gai leo:

- Một năm tiến hành xới gốc 2 - 3 lần. Sau mỗi lần thu hoạch, cần tiến hành  chăm sóc, bón phân và giữ ẩm cho cây ngay để tiếp tục thu hoạch sau 60 ngày. 

- Ngoài ra, thường xuyên nhổ cỏ dại. Sau mỗi đợt mưa to cần tháo nước ngay ở rãnh để tránh bị ngập úng rễ.

- Trong quá trình chăm sóc, nếu thấy cây có biểu hiện còi cọc và chết thì nhỏ bỏ mang tiêu hủy và bổ sung cây mới ngay.

- Nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật, cà gai leo có thể thu hoạch sau 4 tháng trồng

6. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây cà gai leo

- Cây cà gai leo sinh trưởng và phát triển tốt, ít bị sâu bệnh nên công đoạn chăm bón đơn giản, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên cần để ý các loại sâu bệnh hại lá như sâu đo, sâu róm, sâu đục thân… Các loại sâu này thường gây hại chủ yếu vào thời kỳ cây còn nhỏ.

- Nếu mật độ sâu ít, có thể bắt bằng tay. Nhưng trồng trên diện tích rộng lớn, mật độ cao, có thể dùng thuốc để phun phòng trừ sâu bệnh hại như: Catex 1.8EC, 3.6EC; Shepatin 50EC…, chế phẩm sinh học từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis: V-BT 16000WP, Biocin 16WP,…

7. Kỹ thuật thu hoạch cây cà gai leo

- Cây cà gai leo nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật sau 2 tháng cây sẽ cho ra hoa và bắt đầu đậu quả. Đến tháng thứ 5, tháng thứ 6 có thể tỉa thưa một phần thân lá để có đủ ánh sáng chiếu đến rễ giúp cây quang hợp.

- Từ tháng thứ 7, quả cà gai leo bắt đầu chín, bà con tiến hành cắt cây cách phần gốc khoảng 15 – 20 cm thu toàn bộ thân, lá và quả. Cây sẽ tiếp tục phát triển ở mùa vụ tiếp theo.

Tác giả: Phạm Ngọc Tú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi