Quy trình canh tác tiết kiệm chi phí, giảm vật tư đầu vào đối với sản xuất cà phê vối

Thứ sáu - 08/09/2023 03:21
Để áp dụng Quy trình canh tác tiết kiệm chi phí, giảm vật tư đầu vào đối với sản xuất cà phê vối đòi hỏi vườn cà phê vối phải nằm trong vùng quy hoạch, kế hoạch trồng tái canh cà phê được cấp thẩm quyền phê duyệt.

1. Trồng mới
a. Sử dụng cây muồng hoa vàng (Crotalaria spp.) gieo giữa hàng cà phê để che bóng, chắn gió giữ ẩm tạm thời và tăng cường chất hữu cơ cho vườn cà phê. Hỗn hợp hai loại muồng hoa vàng hạt lớn và hạt nhỏ để gieo. 
b. Hạt cây muồng hoa vàng được gieo từ đầu mùa mưa vào giữa 2 hàng cà phê (cách 2 - 3 hàng cà phê có 1 hàng cây che bóng) cho cà phê kiến thiết cơ bản. Thường xuyên cắt tỉa để đảm bảo ánh sáng, chắn gió cho cà phê phát triển. 
c. Những vùng có khí hậu mát mẻ, ít gió không cần trồng cây che bóng, chắn gió tạm thời. 
d. Trồng xen các loại cây đậu đỗ, lạc vào giữa 2 hàng cà phê trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, trồng băng cây ngắn ngày cách hàng cà phê tối thiểu 0,7 m. d. Trên đất dốc trên 8o, trồng các loại cây như cỏ stylo (Stylosanthes guianensis), đậu lông (Calopogonium mucunoides)...để chắn xói mòn, che phủ, giữ ẩm, cải tạo đất.
2.4. Cây che bóng, chắn gió, trồng xen lâu dài 

Cây chắn gió
Cây chắn gió

a. Cây che bóng lâu dài thích hợp trồng trong vườn cà phê vối là muồng đen hoặc cây sầu riêng, chôm chôm, bơ... với khoảng cách trồng 12 x 12 m, 15 x 15 m. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế sản xuất, kinh doanh của các đơn vị, các hộ gia đình để lựa chọn loại cây che bóng, chắn gió phù hợp. 
b. Trong mùa mưa cần tỉa bớt cành ngang. Mặt dưới tán cây che bóng khi ổn định phải cách mặt trên tán cà phê tối thiểu 0,5 - 1 m. 
c. Khi vườn cà phê đã ổn định (năm thứ 4, thứ 5 sau khi trồng), vùng có điều kiện khí hậu thích hợp và có khả năng thâm canh có thể giảm dần từ 30- 50% số lượng cây che bóng.
d. Đối với các vùng có khí hậu mát mẻ như Lâm Đồng, có thể trồng cây che bóng với mật độ thưa hơn ở các vùng khác. 
e. Chi tiết kỹ thuật trồng xen tham khảo Quy trình trồng xen cây hồ tiêu, cây bơ, cây sầu riêng trong vườn cà phê vối theo Quyết định số 3702/QĐ-BNN TT ngày 24 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
3. Chăm sóc 
3.1. Quản lý cỏ dại 
- Làm cỏ khi chiều cao cỏ đạt độ cao 40 cm ở giữa hai hàng cà phê. Bảo đảm duy trì thảm phủ 100% trên bề mặt đất giữa hai hàng cà phê. Có thể sử dụng các phương pháp làm cỏ sau: 
+ Dùng máy cắt cỏ cần cắt trừ lại gốc 2 - 5 cm.
+ Có thể sử dụng hoạt chất Ametryn với nồng độ bằng 50% so với khuyến cáo để làm cỏ ở băng giữa 2 hàng cà phê.
- Đối với vùng tán cà phê (tính từ gốc đến hình chiếu tán cây), cần làm cỏ trắng bằng biện pháp thủ công. 
- Hàng năm vào đầu mùa khô (sau khi thu hoạch) nên để cỏ giữa hai hàng cà phê, duy trì thảm phủ từ lá cây khô, cỏ khô để giữ ẩm trong vườn cà phê, tránh xói mòn đất. Chỉ tiến hành cắt cỏ xung quanh vườn cà phê để chống cháy.
3.2. Quản lý dinh dưỡng 
3.2.1. Phân hữu cơ 
a. Định kỳ 1 - 2 năm bón một lần với lượng 10 - 15 kg/cây, phân chuồng hoai mục. Nếu không có phân chuồng, bón phân hữu cơ sinh học hoặc hữu cơ vi sinh 2 - 3 kg /cây/năm. Ngoài nguồn phân chuồng có thể bổ sung thêm phân xanh và tàn dư thực vật có sẵn tại vườn hoặc tại địa phương. Có thể bón kết hợp với một số chế phẩm sinh học có tác dụng hạn chế phát triển của tuyến trùng và đối kháng với một số nấm bệnh gây hại trong đất. Sau khi vườn cây ổn định, giao tán có thể bón phân chuồng với chu kỳ 2 - 3 năm một lần. 
b. Phân hữu cơ được bón theo rãnh vào đầu hay giữa mùa mưa, rãnh được đào dọc theo một bên thành bồn rộng 20 cm, sâu 25 - 30 cm, cần lấp đất lại sau khi bón phân. Các năm sau rãnh được đào theo hướng khác. 
c. Hàng năm, sử dụng toàn bộ vỏ cà phê khi chế biến ủ hoai mục với chế phẩm Tricoderma để bón cho cà phê. 
3.2.2. Phân hóa học 
a. Liều lượng phân bón 
- Định lượng phân bón cho 1 ha cà phê vối (kg/ha/năm).

Năm Lượng phân bón thương phẩm Phân hỗn hợp
Urê Sunphat Amon (SA) Lân nung chảy Clorua
Kali
NPK
Kiến thiết cơ bản Năm trồng mới 
Năm 2 
Năm 3 
130 
150 
200 
250


100 
150
550 
550 
550
70 
150 
200
Có lượng dinh 
dưỡng
tương
đương
với phân đơn 
Kinh doanh 
- Đất bazan (3 tấn/ha) - Đất khác (2 tấn/ha)
300 - 400 300 - 350 150 - 200 150 - 200 400 - 500 500 - 650 300 - 350 300 - 350

- Trong thời kỳ kinh doanh, nếu năng suất cao hơn mức bình quân nói trên, cứ tăng 1 tấn cà phê nhân cần bón tăng thêm cho 1 ha là 150 kg Urê + 100 kg lân nung chảy + 120 kg kali clorua.
b. Thời kỳ bón 
- Đối với vườn tái canh, năm thứ nhất (trồng mới) và năm thứ 2: toàn bộ phân lân được bón lót và bón 1 lần vào đầu mùa mưa. Phân urê và phân kali được chia đều và bón mỗi tháng 1 lần trong mùa mưa. 
- Từ năm thứ 3 trở đi, lượng phân bón trên được chia làm 4 lần/năm như sau: 
+ Lần 1 (giữa mùa khô kết hợp với tưới nước lần 2): bón 100% phân SA (Sunphat Amon). 
+ Lần 2 (đầu mùa mưa): 30% phân urê, 30% phân kali, 100% phân lân.
+ Lần 3 (giữa mùa mưa): 40% phân urê, 30% phân kali. 
+ Lần 4 (trước khi kết thúc mùa mưa 1 tháng): 30% phân urê, 40% phân kali. 
c. Phương pháp bón
Bón phân khi đất đủ ẩm. Phân lân có thể rải đều trong tán và cách gốc 20 cm, không nên trộn phân lân nung chảy với phân đạm. Phân kali và đạm có thể trộn đều và bón ngay. Ở vườn cà phê kinh doanh khép tán, phân được rải theo tán cà phê, dùng cuôc xới nhẹ lớp đất mặt để lấp phân lại. 
3.2.3. Phân bón lá 
- Sử dụng các loại phân bón lá chuyên dụng cho cà phê. Phun đều mặt trên và mặt dưới lá vào lúc trời mát và không có mưa. 
- Phun phân bón lá 2 - 3 lần/năm từ tháng 5 đến tháng 9 và sau những đợt tiểu hạn hay mưa kéo dài. 
3.2.4. Phân vi lượng
- Định kỳ 2 đến 3 năm 1 lần bón bổ sung các loại phân vi lượng chứa kẽm và bo cho cà phê. 
- Lượng bón: 20 - 30 kg kẽm sun phát chứa 23% Zn và 10 - 15 kg borax chứa 10% B. 
- Bón 1 lần vào đầu mùa mưa, kết hợp với bón đạm và kali. 
3.3. Quản lý tưới nước 
- Thời điểm tưới lần đầu được xác định khi mầm hoa đã phát triển đầy đủ ở các đốt ngoài cùng của cành, thông thường sau khi kết thúc mùa mưa từ 2,0 - 2,5 tháng. Trong vụ tưới cần theo dõi lượng mưa để điều chỉnh lượng nước tưới hay chu kỳ tưới (lượng mưa 35 - 40 mm có thể thay thế cho 1 lần tưới). - Lượng nước và chu kỳ tưới
Loại vườn Lượng nước tưới Chu kỳ tưới
(ngày)
Tưới phun
(m3/ha/lần)
Tưới gốc
(lít/gốc/lần)
Cà phê KTCB 
Cà phê kinh doanh
300 - 500 
500 - 600
150 - 300 
350 - 450
20 - 25 
25 - 30

- Lượng nước tưới lần đầu cao hơn định mức trên từ 10 - 15 %. - Cần căn cứ vào điều kiện khí hậu, thời tiết cụ thể của từng vùng, từng năm và từng thời điểm để điều chỉnh thời gian tưới và lượng nước tưới cho phù hợp. - Những nơi có điều kiện có thể áp dụng công nghệ tưới nước tiên tiến tiết kiệm như phun mưa tại gốc và tưới nhỏ giọt kết hợp với bón phân qua nước (Quyết định số 5100/QĐ-BNN-TCTL, ngày 7/12/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy trình tạm thời tưới nhỏ giọt cho cây cà phê thời kỳ kinh doanh). 
3.4. Tạo hình, tỉa cành 
3.4.1. Nuôi thân 
- Tạo hình đơn thân, có hãm ngọn: trồng 1 cây/hố phải tiến hành nuôi thêm 1 thân phụ ngay từ năm đầu tiên ở vị trí càng sát mặt đất càng tốt. Trồng 2 cây/hố không được nuôi thêm thân phụ, trừ trường hợp cây bị khuyết tán. 
- Tạo hình đa thân, không hãm ngọn: trồng 1 cây/hố, sau đó tiến hành nuôi thêm 2 - 3 thân phụ ngay từ năm đầu tiên ở vị trí càng sát mặt đất càng tốt. Vào những năm kinh doanh, sau khi thu hoạch xong, cắt bỏ những thân không hiệu quả, nuôi chồi mới để tiếp tục khai thác năng suất ở những năm sau. Mỗi gốc chỉ nuôi từ 3 - 4 thân. 
3.4.2. Hãm ngọn 
Lần đầu: đối với cà phê thực sinh, hãm ngọn ở độ cao 1,2 - 1,3 m. Đối với cà phê ghép, hãm ngọn ở độ cao 1,0 - 1,1 m. 
Lần thứ hai: khi có 50 - 70% cành cấp 1 phát sinh cành cấp 2, tiến hành nuôi chồi vượt trên đỉnh tán. Mỗi thân nuôi 1 chồi cao 0,4 m và duy trì độ cao của cây từ 1,6 - 1,7 m.
3.4.3. Cắt tỉa cành 
Cây cà phê kinh doanh được cắt tỉa cành: 2 lần/năm. 
a. Lần thứ nhất 
Ngay sau khi thu hoạch, gồm các công việc: 
- Cắt bỏ các cành vô hiệu (cành khô, cành bị sâu bệnh, nhỏ yếu…), chú ý tỉa kỹ cành vô hiệu ở phần trên đỉnh tán. 
- Cắt ngắn các đoạn cành già cỗi ở xa trục thân chính để tập trung dinh dưỡng nuôi cành thứ cấp bên trong, tỉa bỏ cành yếu, cành tăm. - Cắt bỏ cành mọc chạm mặt đất. 
b. Lần thứ hai 
- Vào giữa mùa mưa, tiến hành tỉa thưa cành thứ cấp mọc ở những vị trí không thuận lợi (nằm sâu trong tán lá, mọc thẳng đứng, mọc chen chúc nhiều cành thứ cấp trên cùng một đốt) để tán cây được thông thoáng.
3.4.4. Cắt chồi vượt 
- Các chồi vượt phải được cắt bỏ thường xuyên trong năm. Đối với hệ thống tạo hình đa thân, chồi vượt được dùng để tạo thân thay thế.
4. Quản lý sâu bệnh hại 
- Việc quản lý sâu bệnh hại cho cây cà phê phải dựa trên nền tảng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM). Đối với biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh hại cụ thể, tham khảo Quy trình tái canh cà phê vối, ban hành kèm theo Quyết định số 2085/QĐ-BNN-TT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. 
- Khi cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cần chú ý cập nhật Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng của các tổ chức chứng nhận cà phê bền vững. 
5. Thu hoạch
5.1. Kỹ thuật thu hoạch 
Quả cà phê được thu hoạch nhiều đợt (ít nhất 2 đợt) trong một vụ để thu hái kịp thời những quả chín trên cây. Không thu hái quả xanh non, không được tuốt cả cành, không làm gãy cành.
5.2. Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm thu hoạch 
- Sản phẩm thu hoạch có tỷ lệ quả chín đạt từ 90% trở lên (bao gồm cả quả chín vàng và chín đỏ) và tỷ lệ tạp chất không quá 2%. Đợt tận thu cuối vụ, tỷ lệ quả chín đạt trên 80%. 
5.3. Bảo quản cà phê tươi 
a. Cà phê quả sau khi thu hoạch phải được chuyên chở kịp thời về cơ sở chế biến. Nếu chế biến ướt không để quá 24 giờ. Nếu chế biến khô phơi trên sân bê tông hoặc sân đất nện, vải bạt, độ dày không quá 30 cm và thường xuyên cào đảo, phải có phương tiện che mưa.
b. Phương tiện vận chuyển và bao bì đựng cà phê quả phải sạch, không nhiễm phân bón, hóa chất... Trường hợp không vận chuyển hay chế biến kịp thời cà phê phải được đổ trên nền khô ráo, thoáng mát và không được đổ đống dày quá 30 cm và phải cào đảo thường xuyên.
1.1. Giống 
- Cây giống phải đáp ứng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10684 - 2:2018. - Sử dụng giống cà phê được cấp có thẩm quyền công nhận. 
- Cây giống trồng phải được ươm từ nguồn giống rõ ràng, được công nhận, chồi ghép từ cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng đã được cấp thẩm quyền công nhận. 
- Đối với các giống cà phê vô tính, cần trồng tối thiểu 02 giống trên cùng một vườn. 
1.2. Thiết lập vườn 
- Vườn cà phê vối phải nằm trong vùng quy hoạch, kế hoạch trồng tái canh cà phê được cấp thẩm quyền phê duyệt, tuyệt đối không được trồng cà phê trên diện tích phá rừng từ năm 2020 trở lại đây. 
- Không trồng tái canh trên những diện tích cà phê bị nhiễm bệnh vàng lá, thối rễ do tuyến trùng và nấm trong đất gây hại nặng dẫn đến phải thanh lý. Trường hợp khác, cần tuân thủ hướng dẫn về luân canh, xử lý đất tại Quy trình tái canh cà phê vối, ban hành kèm theo Quyết định số 2085/QĐ-BNN-TT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTTNT về việc ban hành Quy trình tái canh cà phê vối. 
- Khuyến cáo người sản xuất tham gia các tổ chức sản xuất tổ hợp tác, hợp tác xã gắn kết với các doanh nghiệp thu mua. 
- Cần có kế hoạch phát triển thêm các hoạt động mang lại thu nhập từ vườn cây như: nuôi ong, chế biến cà phê đặc sản, trà từ hoa và vỏ cà phê...
1.2.1. Đào hố 
a. Thời gian đào hố: đào hố vào cuối mùa mưa để phơi ải trong mùa khô lần cuối trước khi trồng; 
b. Khoảng cách hố: 3 x 3 m (mật độ 1.111 hố/ha); hoặc 3 x 2,5 m (mật độ 1.333 hố/ha đối với các giống có tán nhỏ). Có thể trồng 2,5 x 2,5 m (mật độ 1.600 hố/ha đối với các diện tích có độ dốc lớn.
c. Kích thước hố: sử dụng máy múc 80 x 80 x 80 cm (dài x rộng x sâu), sử dụng máy khoan hoặc đào hố bằng tay để đào hố có kích thước 60 x 60 x 60 cm; Hố trồng tái canh cà phê không đào trùng với hố cũ. Khi đào hố cần để riêng lớp đất mặt sang một bên. 
d. Trên đất dốc trên 80, cần bố trí hàng cà phê theo đường đồng mức.
1.2.2. Bón lót 
a. Phân hữu cơ hoai, vôi, phân lân trộn đều với lớp đất mặt cho xuống hố, theo lượng bón như sau: 18 kg phân chuồng + 1 kg vôi + 0,5 kg lân nung chảy/hố.
b. Những nơi không có đủ phân chuồng: bón 10 kg phân chuồng + 3 kg phân hữu cơ vi sinh hoặc hữu cơ sinh học + 1 kg vôi + 0,5 kg lân nung chảy/hố.
c. Trộn đều lớp đất mặt với phân bón lót đưa vào hố lấp bằng với mặt đất ban đầu. Với đất dốc, để âm hơn so mặt đất từ 5 - 10 cm. 
d. Việc bón lót phải hoàn thành ít nhất 01 tháng trước khi trồng.
1.3. Thời vụ trồng 
Bắt đầu khi đã có mưa ổn định trong mùa mưa và kết thúc trước khi bắt đầu mùa khô 1,5 - 2 tháng. Thời vụ trồng ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ từ 15 tháng 5 đến 15 tháng 8 hàng năm. Những vườn chủ động về nguồn nước và hệ thống tưới có thể trồng bất kỳ thời điểm nào trong năm. 
1.4. Kỹ thuật trồng 
a. Ngay trước khi trồng, tiến hành đào giữa hố trồng cây cà phê với độ sâu 30 - 35 cm và rộng hơn bầu cây giống để có thể điều chỉnh cây được trồng thẳng hàng, dùng thuốc chống mối xử lý đáy và xung quanh thành hố trước khi trồng từ 7 - 10 ngày. 
b. Khi trồng, dùng dao cắt một lát đất cách đáy túi bầu 1 - 2 cm để loại bỏ phần rễ cọc bị cong, đặt bầu vào hố sao cho cho mặt bầu thấp hơn mặt đất 10 - 15 cm (trồng âm), tiến hành cắt túi bầu theo chiều dọc, xé loại bỏ bầu cẩn thận, tránh làm vỡ bầu đất, lấp đất và dùng tay nén chặt đất xung quanh bầu.
c. Sau trồng mới, cần xới nhẹ lớp đất mặt sau những trận mưa lớn và trồng dặm kịp thời những cây bị chết, khi đất đủ ẩm. Việc trồng dặm phải xong trước khi kết thúc mùa mưa từ 45 - 60 ngày.
1.5. Tạo bồn 
Thời gian tạo bồn tiến hành trước khi mùa mưa chấm dứt từ 1 - 2 tháng. Trong năm đầu, kích thước bồn rộng 1 m và sâu 15 - 20 cm. Những năm sau, bồn được mở rộng theo tán cây cho đến khi bồn đạt được kích thước ổn định: rộng 2,0 - 2,5 m và sâu 15 - 20 cm. Khi vét đất tạo bồn, cần hạn chế gây tổn thương cho rễ cà phê. Đối với đất dốc việc làm bồn có thể tiến hành làm hàng năm.
1.6. Giữ ẩm
Vào cuối mùa mưa, tiến hành tủ gốc, ép xanh để giữ ẩm bằng vật liệu hữu cơ như rơm rạ, cây phân xanh, cây đậu đỗ, tàn dư cây trồng xen và cây muồng hoa vàng trồng xen, chắn gió tại vườn. Vật liệu tủ phải cách gốc cà phê 10 - 15 cm. Rãnh ép xanh đào ở vị trí mép tán cà phê.
2. Thiết lập hệ thống che bóng, chắn gió, trồng xen 
2.1. Hàng cây chắn gió chính 
- Gồm 2 hàng muồng đen (Cassia siamea), cách nhau 2 m, cây cách cây 2 m, bố trí theo kiểu nanh sấu. Tùy theo địa hình và tốc độ gió của từng vùng, khoảng cách giữa 2 đai rừng chính từ 200 - 300 m.
- Đai rừng chính được bố trí thẳng góc với hướng gió chính (có thể xiên một góc 600). 
2.2. Hàng cây chắn gió phụ 
Gồm 1 hàng muồng đen hoặc cây ăn quả, trồng cách nhau 6 - 9 m và được thiết kế thẳng góc với đai rừng chính. 
2.3. Cây che bóng, chắn gió, trồng xen tạm thời 

Tác giả: Phạm Ngọc Tú

Nguồn tin: Theo Quyết định số 318/QĐ-TT-CCN, ngày 05/09/2023 của Cục Trồng trọt vềviệc ban hành Quy trình tạm thời canh tác tiết kiệm chi phí, giảm vật tư đầu vào đối với sản xuất cà phê vối.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi