Chúng ta lần lượt tìm hiểu:
– Trưởng thành: dài 3-4 mm, cơ thể màu nâu lợt, cánh trong suốt.
– Trứng: màu vàng lợt, hình bầu dục có một đầu hơi nhọn, kích thước khoảng 01 mm.
– Ấu trùng tuổi 1 màu vàng, di chuyển rất chậm. Tuổi 2 có 1 ít lông tơ màu trắng ở phần cuối bụng và bắt đầu phủ 1 lớp sáp màu trắng. Tuổi 3, 4, 5 có các sợi sáp trắng như bông rất dài ở cuối đuôi. Tuổi từ 2-5 ấu trùng di chuyển rất nhanh khi bị động.
– Trứng đẻ từng ổ khoảng 8 -14 trứng ở trong mô lá non.
– Ấu trùng tập trung trong các lá non còn xếp lại chưa mở ra. Tỷ lệ cây bị hại có thể lên tới 75-90%.
– Trưởng thành có thể sống tới 6 tháng. Cả trưởng thành và ấu trùng đều gây hại bằng cách chích lá non.
– Lá bị hại thường có những chấm nhỏ màu vàng, sau đó lá bị khô và rụng hàng loạt làm ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây. Trong quá trình gây hại loài dịch hại này tiết ra dịch ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng tới quang hợp của cây.
– Biện pháp canh tác: Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt. Tưới cây bằng vòi phun nước mạnh lên các chồi non để rửa trôi ấu trùng và sâu trưởng thành.
– Biện pháp vật lý: Sử dụng bẫy màu vàng để dẫn dụ rầy trưởng thành.
– Biện pháp hóa học: Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam hiện hành chưa có thuốc đăng ký phòng trừ rầy nhảy trên sầu riêng. Có thể tham khảo sử dụng một thuốc BVTV sau: Imidacloprid (Admire 200 OD, Confidor 100SL)
Trưởng thành không cánh, dài 3-3,5 mm, rìa mỗi bên cơ thể có các sợi tua sáp trắng, phần đuôi cũng có một đôi tua trắng. Cơ thể phủ đầy chất sáp như phấn. Vòng đời rệp 5-6 tuần.
– Có 2 loại rệp sáp phấn gây hại trên sầu riêng:
+ Loài gây hại trên trái (Planococcus sp.) xuất hiện phổ biến và quan trọng hơn. Loài này gây hại khi trái còn non, bám vào cuống trái non hoặc giữa các gai của trái để hút dịch làm cho trái bị biến dạng và rụng. Nếu gây hại ở giai đoạn trái lớn làm trái chậm phát triển.
+ Loài gây hại trên lá (Pseudococcus sp.): Loài này xuất hiện với mật số rất thấp và gây hại không đáng kể.
– Rệp sáp phấn gây hại trên nhiều loại cây trồng khác. Cả rệp trưởng thành và rệp non đều chích hút nhựa rễ, lá, hoa, quả. Vào giai đoạn quả non, nếu mật số rệp sáp cao, quả sẽ bị rụng. Bên cạnh đó mật ngọt do rệp tiết ra sẽ giúp nấm bồ hóng phát triển, làm lá và vỏ quả bị đen, ảnh hưởng đến mẫu mã bên ngoài của quả.
– Thiên địch: Gồm nhiều loài bọ rùa và ong ký sinh
– Biện pháp canh tác: Phun nước vào trái để rửa trôi rệp sáp trên trái. Tỉa bỏ bớt những trái bị hại ở giai đoạn đầu.
– Biện pháp hóa học: Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam hiện hành chưa có thuốc đăng ký phòng trừ rệp sáp phấn trên sầu riêng. Có thể tham khảo sử dụng một thuốc BVTV sau:
– Trứng hình bầu dục dài khoảng 2 – 2.5 mm. Trứng mới nở có màu trắng sữa sau đó vàng nhạt.
– Ấu trùng phát triển đầy đủ dài khoảng 22 mm, đầu nâu, thân hình có màu trắng hồng, trên lưng có nhiều chấm nhỏ màu đen.
– Nhộng lúc đầu có màu vàng hơi nâu, dần dần chuyển sang nâu đen khi sắp vũ hóa. Kích thước nhộng từ 1,2-1,4 cm và phát triển trong thời gian từ 8-12 ngày
– Bướm hoạt động chủ yếu vào lúc nửa đêm, chiều rộng sải cánh 2.5 mm, chiều dài thân 12 mm. Toàn thân và cánh màu vàng, trên cánh có nhiều chấm đen.
– Thành trùng đẻ trứng trên các vỏ trái non. Ấu trùng nở ra thường chọn những nơi gần cuống trái để đục vào trong trái. Đầu tiên ấu trùng tấn công vào vỏ trái sau đó tuổi lớn tiếp tục đục vào trong trái.
– Sâu thường hóa nhộng ngay trên đường đục, gần bề mặt của vỏ trái. Hoặc sâu chui ra ngoài nhả tơ kết lá và phân thành kén rồi hóa nhộng trong kén, ngay giữa các gai của trái.
– Sâu thường gây hại nặng trên các chùm trái ngay từ khi trái còn nhỏ, vào giai đoạn này làm cho trái bị biến dạng và rụng, nếu tấn công vào giai đoạn trái đang phát triển sẽ làm mất giá trị thương phẩm của trái.
– Khi trái bị sâu hại tạo ra các vết thương, là điều kiện thuận lợi cho một số nấm bệnh tấn công làm thối trái.
– Khi sâu đục thường thải ra các đám phân màu nâu đậm bên ngoài lỗ đục. Thường trái chùm bị gây hại nhiều hơn trái đơn.
– Các loài thiên địch trong tự nhiên như: Bọ xít ăn mồi, nhện và kiến vàng Oecophylla smaragdina.
– Biện pháp canh tác: Tỉa bỏ các trái bị hại trong chùm trái non. Chêm giữa các trái bằng giấy cứng để hạn chế sự lây nhiễm và gây hại.
– Biện pháp vật lý: Nếu có điều kiện sử dụng biện pháp bao trái để hạn chế sâu đục trái và các loài côn trùng khác gây hại trên trái, tránh làm ảnh hưởng đến môi trường và thiên địch.
– Biện pháp hóa học: Chỉ sử dụng thuốc hóa học khi có khoảng 10% trái bị hại.
Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam chưa có thuốc đăng ký phòng trừ sâu đục trái hại sầu riêng. Có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc:
– Trưởng thành là 1 loài bướm màu vàng nhạt, chiều rộng sải cánh 28-30 mm, thân và cánh có màu xanh.
– Sâu non thuộc nhóm sâu róm có nhiều lông, giữa lưng có sọc đỏ, 2 bên có sọc vàng, đầu màu đỏ. Khi phát triển đầy đủ, sâu dài khoảng 10 mm.
– Nhộng: màu xanh nhạt, sau chuyển thành màu vàng nâu khi sắp vũ hóa, dài khoảng 16 mm. Nhộng phát triển trong thời gian từ 6-8 ngày.
– Trưởng thành thường đẻ trứng trên các chùm bông, mỗi con có thể đẻ từ 50-60 trứng.
– Sâu tấn công hoa nở, ăn trụi các cánh hoa làm cho hoa bị rụng. Sâu gây hại nặng nhất vào tuổi 3, có thể phát hiện thấy rất nhiều sâu trên một bông. Khi bị động thường có tập quán bám sát trên các nhánh bông nên rất khó phát hiện. Loài này có thể tấn công từ khi bông mới bắt đầu nhú ra cho đến giai đoạn đậu trái.
– Sâu hóa nhộng trên cây.
– Biện pháp canh tác: Thu gom tàn dư hoa đã bị sâu ăn đem tiêu hủy.
– Biện pháp hóa học: Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam chưa có thuốc đăng ký phòng trừ sâu ăn bông hại sầu riêng. Có thể tham khảo sử dụng thuốc có hoạt chất:
Bệnh có thể gây hại trên các bộ phận của cây như: rễ, thân, cành, lá, trái:
– Trên rễ: Cây sầu riêng trồng trên vùng đất thấp, ẩm độ cao rễ dễ nhiễm bệnh. Rễ non bị thối có màu nâu đen làm cây phát triển chậm, sau đó nấm lây lan dần đến phần thân cây phía trên làm chảy nhựa thân, bộ lá chuyển màu vàng cây không phát triển và chết dần.
– Trên thân, cành: Cây nhiễm bệnh có bộ lá không còn bóng mượt và chuyển màu vàng, sau đó rụng theo từng cành hay một phía của cây, bộ rễ phía dưới bị thối. Trên thân có dấu hiệu chảy nhựa màu nâu ra trên bề mặt vỏ cây, vết bệnh ướt, nấm thường tấn công xung quanh gốc và các cành của cây sầu riêng. Nếu cây bị hại nặng vết bệnh sẽ phát triển xung quanh thân chính và cành làm cho bộ lá biến màu vàng úa cuối cùng làm cây chết vì không được cung cấp dinh dưỡng. Khi cạo lớp vỏ bị bệnh ra thấy phần gỗ có màu nâu sẫm chạy dọc theo thân và cành.
– Trên lá: Vết bệnh đầu tiên là những đốm đen nâu nhỏ trên mặt lá và lan rất nhanh, sau 2 ngày lá chuyển thành màu nâu và bào tử nấm lây sang lá bên, lá bị nhũn rồi khô dần và rụng sau vài ngày, khi có mưa kèm theo gió mạnh là điều kiện tốt cho bệnh lây lan khắp cả vườn.
– Trên trái: Vết bệnh ban đầu là một vài chấm nhỏ màu nâu đen thường xuất hiện ở vị trí dọc theo chiều từ cuống trái sầu riêng trở xuống xung quanh trái, hiếm thấy vết bệnh ở phần cuối trái, sau đó phát triển thành hình tròn hay loang lổ và có màu nâu trên vỏ trái. Khi trái già vết bệnh nứt ra và phần thịt bên trong bị thối, có rất nhiều sợi nấm màu trắng trên vết bệnh và làm trái sầu riêng rụng trước khi chín.
– Bệnh do nấm Phytophthora palmivora gây ra
– Bệnh phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ từ 16-320C, ẩm độ không khí từ 80-95%, nhất là trong mùa mưa. Ở nhiệt độ dưới 100C hoặc trên 350C bệnh ngừng phát triển.
– Nguồn bệnh thường tồn lưu trong đất dưới dạng bào tử, trên vết bệnh dưới dạng sợi nấm. Từ đây nấm dễ dàng phát tán và gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi.
– Biện pháp canh tác:
– Biện pháp hóa học: Danh mục thuốc Bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 07 hoạt chất đơn với 13 tên thương phẩm, 04 hoạt chất dạng hỗn hợp với 05 thuốc thương phẩm đăng ký phòng trừ bệnh nứt thân, xì mủ trên cây sầu riêng. Trong đó các loại thuốc bán phổ biến, gồm:
Phương pháp phun thuốc: phun trực tiếp lên lá, thân, cành hoặc quả. Phun thuốc khi trời mát.
Phương pháp tưới gốc: Sử dụng ở nồng độ 0,5% (5cc trong 1 lít nước). Cần tưới tập trung vào gốc cây (phần cổ rễ) để tránh lãng phí thuốc. Tùy theo độ lớn nhỏ của cây mà tưới từ 4 – 8 lít/cây.
Phương pháp quét thuốc: Gọt bỏ vùng vỏ cây bị bệnh rồi quét một trong các loại thuốc Agrifos 400, Aliette 800 WG.
Bệnh thường lan từ bìa hay chóp lá lan vào, làm lá cháy từng mảng to, vùng cháy có màu nâu đỏ, bên trong hình thành những vùng đồng tâm màu nâu sẫm. Bệnh nặng làm lá khô cháy, cây con kém phát triển.
– Bệnh do nấm Colletotrichum zibethinum gây ra
– Bệnh phát sinh và lây lan mạnh trên cây con giai đoạn vườn ươm nhất là vào đầu mùa mưa và các tháng có sương mù.
– Biện pháp canh tác: Cắt tỉa và tiêu hủy lá bị bệnh.
– Biện pháp hóa học: Danh mục thuốc Bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 02 hoạt chất (02 thuốc thương phẩm) đăng ký phòng trừ bệnh thán thư/sầu riêng gồm:
– Bệnh thường gây hại trên thân, cành cây. Vết bệnh là những mảng màu hồng trên vỏ cành, đôi khi có gai màu hồng phát triển từ các vết nứt trên vỏ thân và cành, cành nhiễm bệnh nặng sẽ khô chết.
– Bệnh do nấm Corticium samonicolor gây ra
– Bệnh thường xuất hiện trong những vườn cây trồng dày có tán rậm rạp vào các tháng mùa mưa.
– Biện pháp canh tác: Cắt tỉa cành hợp lý tạo cho cây thông thoáng. Thường xuyên cắt bỏ cành bị bệnh đem tiêu hủy để tránh lây lan.
– Biện pháp hóa học: Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam chưa có thuốc đăng ký phòng trừ bệnh nấm hồng hại sầu riêng, có thể tham khảo sử dụng một số thuốc BVTV đăng ký phòng trừ như:
– Nấm tấn công vào chóp rễ nhánh trước làm cho các nhánh thân non bị chết dần. Bên dưới vùng chết có thể phát triển các nhánh chồi mới nhưng cây vẫn bị chết đột ngột.
– Bệnh do nấm Pythium complectens gây ra.
– Bệnh phát sinh và gây hại trên các vườn cây bị ngập úng, thoát nước kém và lây lan qua nguồn nước.
– Biện pháp canh tác: Cắt và đốt tiêu hủy các phần rễ bị nhiễm bệnh.
– Biện pháp hóa học: Danh mục thuốc Bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 3 hoạt chất (03 thuốc thương phẩm) đăng ký phòng trừ bệnh thối rễ/sầu riêng gồm:
Các bạn có thể tham khảo thêm video sau:
* Lưu ý:
– Các loại thuốc chưa được đăng ký trong danh mục để phòng trừ sâu bệnh/cây sầu riêng cần phải thử nghiệm trên diện tích nhỏ để đảm bảo không ảnh hưởng đến cây trồng trước khi áp dụng trên diện rộng. Liều lượng các loại thuốc sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn sản phẩm và tuân thủ nguyên 4 đúng.
– Các loại thuốc chứa hoạt chất Carbendazim, Benomyl, Thiophanate Methyl chỉ được buôn bán và sử dụng đến hết ngày 03/01/2019 (theo Quyết định số 03/QĐ-BNN-BVTV ngày 03/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT)
– Các loại thuốc chứa hoạt chất 2,4 D; Paraquat chỉ được buôn bán và sử dụng đến hết ngày 08/02/2019 (theo Quyết định số 03/QĐ-BNN-BVTV ngày 08/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT)
Tác giả: Phạm Ngọc Tú
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn