Bệnh trên vật nuôi, nguyên nhân và cách xử lý

Thứ năm - 13/07/2023 21:19
Hằng năm luôn có những căn bệnh mới được phát hiện trên vật nuôi, bênh trên vật nuôi đã gây ra những thiệt hại kinh tế không hề nhỏ cho bà con chăn nuôi. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra bệnh trên vật nuôi và cách xử lý hiệu quả. Tất cả sẽ được tóm gọn trong bài viết chia sẻ kiến thức của nonghoc.net đến bà con chăn nuôi sau đây.

Khái niệm bệnh trên vật nuôi

Vật nuôi bị bệnh là khi vật nuôi có sự rối loạn các chức năng sinh lí trên trong cơ thể do tác động của các yếu tố gây bệnh. Những rối loạn này có thể biểu hiện ra bên ngoài, làm giảm khả năng thích nghi của cơ thể với ngoại cảnh, khả năng phát triển và giá trị kinh tế của vật nuôi.
Vi sinh vật gây bệnh
Vi sinh vật gây bệnh

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh trên vật nuôi có rất nhiều dạng và cách lý giải khác nhau. Nhưng chung quy lại cũng xuất phát từ 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.

- Nguyên nhân bên trong:

+ Nguyên nhân bên trong hay còn gọi là nguyên nhân di truyền có sẵn trên vật nuôi.
+ Nguyên nhân này xuất phát từ con giống thế hệ trước không được ngăn chặn các căn bệnh mang tính chất di truyền cho thế hệ sau.
+ Các căn bệnh này có thể bộc phát ngay từ lúc thế hệ sau được sinh hoặc ẩn trong cơ thể vật nuôi chờ cơ hội sẽ bộc phát.

- Nguyên nhân bên ngoài

+ Nguyên nhân bên ngoài là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh cho vật nuôi ở mọi giai đoạn. Đồng thời đây cũng là yếu tố tạo ra những căn bệnh mới, những chủng vi khuẩn, vi rút nguy hiểm hơn cho vật nuôi hằng năm
+ Mầm bệnh:
Vật nuôi thường mắc bệnh từ các mầm bệnh là vi sinh vật và ký sinh trùng.
Trong đó vi sinh vật gây bệnh gồm: vi khuẩn, vi rút và nấm. Những vi sinh vật gây bệnh này tồn tại ở mọi nơi và có thể gây bệnh cho vật nuôi bất cứ khi nào nhất là khi hệ miễn dịch vật nuôi suy giảm.
 Những căn bệnh bởi vi sinh vật khá phổ biến và gây ra những thiệt hại khá lớn. như một số căn bệnh do vi rút gây ra: LMLM, Viêm da nổi cục, Tụ huyết trùng,..
Ký sinh trùng là những vi sinh vật sống ký sinh cơ thể vật nuôi lấy đi các dưỡng chất cần thiết để duy trì sự sống.
Được chia làm 2 loại là nội ký sinh trùng và ngoại ký sinh trùng. Những ký sinh trùng nội sẽ sống ở bên trong cơ thể vật nuôi, cướp đoạt các chất dinh dưỡng, hút máu. Gây ra các tổn thương những cơ quan nội tạng và trực tiếp hoặc gián tiếp làm lây truyền mầm bệnh khác cho các vật nuôi khỏe mạnh. Từ đó làm cho vật nuôi gầy yếu dần và nặng hơn có thể chết vật nuôi.
+ Thức ăn: Thức ăn chăn nuôi đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình chăn nuôi và sự phát triển của vật nuôi.
Nhưng đây cũng là nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi nếu như thức ăn không đảm bảo chất lượng, thức ăn bẩn và chứa các vi sinh vật gây hại.
Các chất hóa học có trong thức ăn có thể gây ra tình trạng ngộ độc, tiêu chảy, suy giảm chức năng cơ thể. Từ đây tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển trên vật nuôi.
+ Môi trường chăn nuôi: Môi trường chăn nuôi không sạch sẽ, gần nơi bị ô nhiễm cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh trên vật nuôi.
Chuồng trại không sạch sẽ là môi trường lý tưởng cho các vi sinh vật phát triển mạnh mẽ và các động vật lây truyền bệnh.
Môi trường xung quanh nơi chăn nuôi luôn tìm ẩn nhiều mầm bệnh đến từ các loài động vật hoang dã và mầm bệnh trong gió.
Sau khi mầm bệnh vào được bên trong cơ thể vật nuôi sẽ phát triển rất nhanh, chiếm đoạt chất dinh dưỡng, sinh ra chất độc và gây tổn thương hoặc làm rối loạn chức năng các cơ quan nội tạng làm vật nuôi phát bệnh.

Phòng bệnh

Để phòng bệnh hiệu quả cho vật nuôi thì bà con cần thực hiện các mục sau đây:
- Lựa chọn con giống, vật nuôi khỏe mạnh không mang mầm bệnh.
- Thực hiện chăm sóc chu đáo vật nuôi trong suốt quá trình nuôi.
- Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ (Thức ăn, nước uống, chuồng trại…)
- Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh dịch bệnh ở vật nuôi.
- Cách ly vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khoẻ.
- Định kỳ tiêu độc chuổng trại bãi chăn thả bằng các loại thuốc sát trùng.
- Định kỳ tẩy trừ giun sán ký sinh đường tiêu hóa bằng Vimectin và VimeFasci hoặc Hanmectin mỗi năm 2 lần cách nhau 6 tháng với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Tiêm phòng định kỳ các bệnh truyền nhiễm gây hại trên gia súc 1 năm 2 lần như tụ huyết trùng, lở mồm long móng, viêm da nổi cục.
- Rửa sạch và hong khô thức ăn trước khi cho gia súc ăn, tập cho gia súc quen dần với thức ăn mới.
- Chủ động chế biến, bảo quản và dự trữ thức ăn cho gia súc trước mùa mưa lạnh, tránh tình trạng thiếu thức ăn trong vụ Đông Xuân.
- Không thả rông gia súc hoặc chăn thả gia súc khi trời mưa, gió lạnh; có biện pháp phòng chống giá rét và che mưa cho gia súc khi vận chuyển hoặc chăn thả.
- Thực hiện gia cố, che chắn chuồng nuôi tránh rét, gió lùa và mưa tạt.

Cách xử lý

* Vệ sinh, hộ lý, chăm sóc khi phát hiện con vật mắc bệnh

- Cách ly con vật ốm, nghĩa là khi phát hiện con vật ốm thì tạo mọi điều kiện để con vật khoẻ không tiếp súc với con vật ốm, như vậy sẽ tránh lây lan đến mức tối đa.
- Dọn vệ sinh, trong đó có cả việc vệ sinh cơ giới (quét dọn) và vệ sinh bằng hoá chất, thuốc sát trùng (tiêu độc vật lý, tiêu độc sinh học, dùng các loại hóa chất tiêu độc như thuốc sát trùng, thuốc khử mùi để trực tiếp phun, rắc tại khu vực chuồng nuôi).
Tiêu độc hoá học mỗi ngày một lần, phun thuốc sát trùng trong khu vực chuồng nuôi đến khi khỏi bệnh. Diện tích phun phòng cần rộng để hạn chế tối đa mầm bệnh phát tán cũng như mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào.
- Chăm sóc, đảm bảo chuồng trại ấm áp về mùa đông, mát về mùa hè để con vật nhanh hồi phục, thải trừ mầm bệnh.

* Dùng thuốc kháng sinh điều trị cho gia súc, gia cầm

- Đây là khâu sử dụng thuốc nhằm tiêu diệt (loại trừ) nguyên nhân gây bệnh trong cơ thể con vật, bước này rất quan trọng đối với các trường hợp con vật mắc các bệnh cấp tính, nếu không áp dụng kịp thời bước này, con vật sẽ chết.
- Dùng kháng sinh cần phải dùng đúng chủng loại, đúng liệu trình,  đúng vị trí nên khi dùng cần xem ký hướng dẫn sử dụng của các nhà sản xuất, không được dùng thuốc không rõ nguồn gốc (mất nhãn) các loại thuốc đã quá hạn sử dụng.

* Dùng các loại thuốc điều trị triệu chứng, trợ sức, trợ lực

- Bổ sung các loại thuốc điều trị triệu chứng, thuốc bổ nhằm làm tăng sức đề kháng cho con vật, loại trừ mầm bệnh, chống stress, rút ngắn thời gian điều trị, con vật nhanh hồi phục, không bị còi cọc, giảm thiệt hại kinh tế.
- Trên thực tế nhiều trường hợp khi phát hiện con vật ốm chỉ cần dùng các loại thuốc này con vật đã khỏi hoặc giảm bệnh vì các loại thuốc này thường làm tăng sức đề kháng cho con vật chống lại mầm bệnh.
- Phối hợp đúng các loại thuốc kháng sinh và thuốc bổ trợ mới có hiệu quả.
- Các thuốc cần dùng như bổ sung nhóm Vitamin thì dùng một số loại vitaminB1, vitamin C, Bcomlex, Caphêin ...
- Bổ sung nhóm điện giải thì điện giải đường glucô.
- Thuốc hạ sốt, chống khó thở, thuốc giảm tiết dịch kết hợp việc chăm sóc hộ lý tốt con vật sẽ nhanh lành bệnh và điều quan trọng hơn nữa là hạn chế bệnh lây lan và phát sinh thành dịch.
 

Tác giả: Phạm Ngọc Tú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi