- Bệnh phát sinh phá hại suốt từ thời kỳ mạ đến chín nhưng có triệu chứng điển hình là ở thời kỳ đòng - trỗ .
- Vết bệnh từ mép lá, mút lá lan dần vào phiến lá hoặc lan thẳng xuống gân chính, ở một số trường hợp vết bệnh có khi bắt đầu ở ngay giữa phiến lá. Vết bệnh lan rộng theo đường gợn sóng hoặc thẳng, mô bệnh xanh tái, vàng lục, cuối cùng cháy khô có màu nâu xám. Trên một số giống lúa mới ngắn ngày, được bón nhiều phân đạm thì vết bệnh thể hiện nhanh, phiến lá đột ngột xanh sẫm khô tái đi, lá mất sắc bóng có màu xanh mờ đục, mô bệnh không chuyển kịp sang màu vàng rực mà đã khô sắc, nâu bạc chết lụi đi.
- Thông thường ranh giới mô bệnh với mô khoẻ trên phiến lá rất rõ rệt, có giới hạn theo đường gợn sóng vàng hoặc không vàng, có khi có một đường chỉ viền màu nâu xẫm, đứt quãng hay không đứt quãng. Trong điều kiện ẩm, nhiệt độ tương đối cao thì trên vết bệnh dễ xuất hiện những giọt dịch vi khuẩn hình tròn, nhỏ, keo đặc lại có màu hơi vàng đục, khi rắn cứng có màu nâu hổ phách, màu mật ong.
- Vi khuẩn gây bệnh là Xanthomonas translucens.Còn gọi là Xanthomonas oryzicola.Vi khuẩn hình gậy hai đầu hơi tròn, có một lông rơi ở một đầu, kích thước 1-2x0,5-0,9 m. Sống trên môi trường có khuẩn lạc hình tròn, màu vàng sáp, rìa nhẵn, vi khuẩn nhuộm gram âm, không có khả năng khử NO3, không dịch hoá gelatin, không tạo NH3, Indol, có khả năng tạo H2S.
- Vi khuẩn xâm nhiễm qua thuỷ khổng, lỗ khí ở trên mút lá, mép lá và đặc biệt qua vết thương sây sát trên lá. Khi đã tiếp xúc với bề mặt lá có màng nước ướt, vi khuẩn dễ dàng di động tiến vào bên trong các lỗ khí, qua vết thương mà sinh sản nhân lên về số lượng qua các bó mạch dẫn lan rộng đi.
- Trong điều kiện mưa ẩm thuận lợi cho việc phát triển của vi khuẩn, trên bề mặt lá bệnh tiết ra những giọt keo vi khuẩn thông qua sự va chạm giữa các lá lúa nhờ mưa gió mà truyền lan tới các lá, cây khác để tiến hành xâm nhiễm lặp lại nhiều đợt trong thời kỳ sinh trưởng. Cho nên tuy là một loại bệnh có cự ly truyền nhiễm lây lan hẹp, song với phạm vi không gian khá rộng, giọt keo vi khuẩn hình thành với số lượng nhiều, đó chính là một trong những nguyên nhân quan trọng làm bệnh phát triển mạnh sau những đợt mưa gió.
- Bệnh phát sinh phát triển mạnh, truyền lan nhanh trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao 26-300C, ẩm độ cao từ 90% trở lên. Sự biến động nhiệt độ quá lớn cũng không thuận lợi cho bệnh phát triển nhanh.
- Những đợt mưa to gió lớn không những tạo điều kiện cho bệnh xâm nhiễm dễ dàng mà nó còn là yếu tố trực tiếp giúp bệnh truyền lan đi nhanh và xa cùng với sự tác động của nước chảy trên các cánh đồng.
- Ảnh hưởng của kỹ thuật trồng trọt đối với sự phát sinh phát triển của bệnh tương đối phức tạp.
- Ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau mức độ cảm nhiễm bệnh cũng khác nhau. Nói chung từ thời kỳ mạ non - đẻ nhánh là giai đoạn trên đồng ruộng bệnh nhẹ hơn so với giai đoạn làm đòng - trỗ.
- Các giống lúa thuần và lúa lai có nguồn gốc từ Trung Quốc được trồng ở nhiều vùng hiện nay đều nhiễm bệnh đốm sọc VK rất nghiêm trọng.
- Mức độ bị bệnh của các giống cũng như mức độ tác hại của bệnh trên các giống có thể thay đổi nhiều tuỳ theo điều kiện địa lý và canh tác.
•Biện pháp cơ bản nhất để phòng trừ bệnh đốm sọc VK là dùng giống chống bệnh và điều chỉnh sinh trưởng của lúa bằng các biện
- Vệ sinh tiêu diệt tàn dư lá bệnh trên đất ruộng, diệt các loài cỏ dại là ký chủ phụ (cỏ lồng vực, cỏ gừng bò,…).
- Phun thuốc phòng trừ vi khuẩn theo liều lượng khuyến cáo.
- khi cây lúa mới chớm bị bệnh có 1-2% lá có biểu hiện bệnh ở mép hoặc đầu lá; giữ trong ruộng một lớp nước 3-5cm; ngừng bón phân đạm; phun hỗn hợp Alpine nồng độ 0,2-0,25% và phân Multi-k nồng độ 1-2%, với đều cả 2 mặt lá, sau 3-5 ngày lúa trở lại sinh trưởng bình thường.