Quy trình kỹ thuật trồng rừng Bạch đàn U6

Thứ hai - 05/06/2023 22:28
Bạch đàn dòng U6 sinh trưởng nhanh, dáng thon, tỉa cành tự nhiên tốt, độ che phủ của tán lá cao và chất lượng sợi gỗ đạt hiệu quả cao cho sản xuất giấy. Độ tăng chiều cao có thể đạt tới 3,9 - 4,1m/năm. Trồng bạch đàn U6, sau 7- 8 năm sản lượng cây đứng có thể đạt từ 120-150m3/ha, nếu được trồng ở tầng đất sâu, ẩm, chăm sóc tốt có thể rút ngắn chu kỳ. Bài viết sau chia sẻ Quy trình kỹ thuật trồng rừng Bạch đàn U6
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Đặc điểm hình thái
Bạch đàn U6 ( Eucalyptus urophylla) là cây thân gỗ cao 30-40m, thân thẳng tròn đều. Khả năng tái sinh bằng chồi rất mạnh, do vậy chúng ta có thể áp dụng thể chế kinh doanh rừng chồi. Bạch đàn sinh trưởng rất nhanh, có thể gấp 5-10 lần cây rừng tự nhiên khác, nhờ có đặc tính ưu việt này mà nhiều nước đã phát triển rất mạnh cây bạch đàn, có nhiều nước đã đưa năng suất bạch đàn đạt đến 70m3/ha/năm.
Bạch đàn là loài sinh trưởng nhanh chu kỳ kinh doanh ngắn (6-7 năm) có thân cây thẳng đẹp, vỏ mỏng, có tỷ lệ gỗ sử dụng cao, hàm lượng cellulo từ 45-50% thích hợp với sản xuất giấy với vai trò là nguyên liệu sợi ngắn.
2. Đặc điểm sinh thái
U6 có xuất xứ tự nhiên ở Ấn Độ và Tây Á.Vùng phân bố của bạch đàn trải dài từ 80 - 100 vĩ độ nam.  Bạch đàn có thể trồng ở những nơi có lượng mưa từ 1.000mm-2.000mm, nhiệt độ trung bình 250c -260c, thích hợp với đất ẩm thì tăng trưởng nhanh, đất feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, thành phần cơ giới từ đất cát pha đến đất thịt nhẹ, độ PH: 4-6.
II. QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG
1. Điều kiện gây trồng:
1.1. Khí hậu.
Bạch đàn U6 được trồng trên các vùng có điều kiện khi hậu như sau:
Quy trình kỹ thuật trồng rừng Bạch-đàn U6

 1.2. Địa hình.
Quy trình kỹ thuật trồng rừng Bạch-đàn U6

1.3. Đất đai
Quy trình kỹ thuật trồng rừng Bạch-đàn U6
(*) Tốt nhất là loại đất cát pha thịt nhẹ phát triển trên các loại đá mẹ granit. Không nên trồng ở loại đất trơ sỏi đá, tầng đất mỏng, độ sâu tầng đất < 20 cm; đất cát trắng, đất cát di động,  Đất nhiễm mặn thuờng xuyên ngập úng;  đất bị đá ong hoá, sét hoá.
1.4. Thực vật
- Thực bì thể hiện dưới dạng Cỏ Mỹ, Sim mua, Ràng ràng, Lau lách và một số cây bụi mọc thưa thớt, chiều cao 1 - 1,5m.
- Thực bì còn tương đối tốt, có nhiều cây bụi, nứa tép, nứa tép thoái hóa, ba bét, ba soi rải rác, còn một số cây gỗ cỡ nhỏ đường kính dưới 15 cm.
2. Nguồn giống và tạo cây giống
2.1. Nguồn giống.
- Chỉ được nhập và sử dụng hạt giống của các xuất xứ đã được khảo nghiệm và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận. Bạch đàn cấy mô U6 là cây giống sinh dưỡng được sản xuất từ dòng vô tính Eucalyptus urophylla ( U6 ), được áp dụng trồng rộng rãi trên toàn quốc. Giống nhập từ Trung Quốc và đã được Bộ NN&PTNT công nhận là giống quốc gia theo Quyết định số:2159-QĐ/BNN-KHCN ngày 15/6/1999 của Bộ NN&PTNT.
2.2. Cây giống.
Cây giống đem trồng thực hiện theo qui chế quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp ban hành theo Quyết định số 89/2005/QĐ- BNN ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Việc thu hái quả, chế biến, bảo quản hạt, xử lý hạt, gieo ươm không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài do vậy cần tham khảo các tài liệu khác để thực hiện.
2.3. Tiêu chuẩn cây con trồng rừng
Tiêu chuẩn cây con Bạch-đàn U6
Tiêu chuẩn cây con Bạch đàn U6

- Tuổi cây con: 3-4 tháng.
- Đường kính cổ rễ: 2-3 mm.
- Chiều cao: 25-30 cm.
- Cây xanh tốt, phát triển cân đối, không cong queo, sâu bệnh, không bị cụt ngọn.
2.4. Bốc xếp, vận chuyển cây con đi trồng
- Chọn địa điểm bằng phẳng, cao ráo, dãy sạch cỏ tạo thành mặt phẳng tơi xốp để tập kết cây trước khi phân phát đi trồng trên các lô.
- Chọn nơi trung tâm khu vực trồng, thuận lợi trục giao thông chính.
- Trường hợp chưa trồng ngay hoặc trồng không hết cây cần tưới cây ngày 2 lần. Thời gian giữ cây không quá 2 tuần.
3. Trồng và chăm sóc rừng
3.1. Thiết kế trồng rừng
- Thiết kế trồng rừng phải theo Quy trình thiết kế trồng rừng 04TCN 128-2006 ban hành kèm theo Quyết định số 4108 QĐ/BNN-KHCN ngày 29/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Phải thiết kế băng cản lửa theo Quy phạm phòng cháy chữa cháy rừng thông, rừng tràm và một số loại rừng dễ cháy khác (QPN 8-86), ban hành theo Quyết định số 801/QĐ ngày 26/9/1986 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn).
- Băng cản lửa gồm băng chính và băng nhánh, băng chính cách nhau 1-2km, băng nhánh cách nhau 500-1000m.
- Băng chính có độ rộng tối thiểu 8-20m, băng nhánh có độ rộng tối thiểu 6-12m.
- Nơi địa hình bằng phẳng hoặc dốc dưới 15 độ, băng phải vuông góc với hướng gió chính trong mùa dễ xảy ra cháy rừng. Nơi địa hình phức tạp, độ dốc trên 15 độ, thiết kế băng trùng với đường đồng mức.
- Băng phải được trồng hỗn giao nhiều tầng bằng nhiều loại cây xanh có sức chịu lửa tốt, không rụng lá trong mùa khô, có sức tái sinh hạt và chồi mạnh, sinh trưởng phát triển nhanh, không có cùng loài sâu bệnh hại với cây trồng rừng, không là ký chủ của các loài sâu bệnh hại cây rừng.
3.2. Phương thức và mật độ trồng
- Trồng theo phương thức thuần loại.
- Mật độ trồng: Tuỳ theo mục tiêu trồng rừng, điều kiện lập địa và kinh tế xã hội mà chọn 4 loại mật độ sau:
+ Mật độ: 2.500 cây/ha (cự ly hàng 2m, cự ly cây  2m )
+ Mật độ: 2.222 cây/ha ( cự ly hàng 3m, cự ly cây1,5m )
+ Mật độ: 2.000 cây/ha ( cự ly hàng 2,5m, cự ly cây 2m )
+ Mật độ: 1.660 cây/ha ( cự ly hàng 3m, cự ly cây 2m )
3.3. Thời vụ trồng
Trồng vào đầu mùa mưa: từ tháng 7 đến tháng 8 (đối với khu vực Tây Trường sơn) và từ tháng 10 đến tháng 11 hàng năm (đối với khu vực Đông Trường Sơn).
- Phải kết thúc trước mùa mưa chính 1,5 -2 tháng, không được trồng vào cuối mùa mưa chính.
3.4. Xử lý thực bì.
- Xử lý thực bì phải hoàn thành trước khi trồng rừng 20-30 ngày.
- Nơi thực bì xấu, thưa thớt, không cần xử lý.
- Nơi có độ dốc nhỏ hơn 250, thực bì dày rậm, tiến hành phát toàn diện, phải chặt sát gốc, băm thành đoạn ngắn rải đều trên mặt đất.
- Nơi có độ dốc lớn hơn 250, thực bì dày rậm, tiến hành phát theo băng song song với đường đồng mức, băng chặt rộng1,5m, băng chừa rộng 1-1,5m, thực bì được phát sạch, dọn xếp vào băng chừa.
3.5. Làm đất, bón phân
Hố phải được đào trước khi trồng rừng (những nơi dốc trên 150 phải bố trí theo nanh sấu để hạn chế xói mòn), kích thước hố 30cmx30cmx30cm.
Phân bón: có thể bón lót bằng phân chuồng hoai khoảng 500gr/1hố; phân vi sinh từ 200-300 gram/1hố hoặc phân NPK (16-16-8 ) khoảng 100gram/1hố ; phân được trộn đều dưới đáy hố với lớp đất mặt, sau đó phủ thêm một lớp đất khoảng 3-5 cm để khi trồng rễ cây không tiếp xúc trực tiếp với phân.
Thời gian bón lót và lấp hố phải xong trước khi trồng 10-15 ngày.
3.6. Kỹ thuật trồng
- Trồng vào thời điểm râm mát, mưa nhỏ hoặc nắng nhẹ và đất trong hố phải đủ ẩm.
- Rải cây đến từng hố trước khi trồng, cây đã rải ra hố phải trồng hết trong ngày.
- Dùng cuốc nhỏ đào một hố rộng và sâu hơn bầu 1-2cm ở vị trí giữa hố đã lấp.
- Xé bỏ vỏ bầu và đặt cây con thẳng đứng vào giữa hố, tránh làm vỡ bầu.
- Dùng đất tơi ở lớp đất mặt bên ngoài lấp đầy hố, lèn chặt đất xung quanh bầu và vun thêm đất vào gốc cây thành hình mâm xôi, cao hơn mặt đất tự nhiên khoảng 3-5cm.
3.7. Trồng dặm
- Sau khi trồng 20-30 ngày, phải kiểm tra tỷ lệ sống, nếu đạt dưới 85% phải trồng dặm, nếu trên 85% chỉ trồng dặm lại ở những nơi cây chết tập trung, kỹ thuật trồng dặm như trồng chính.
- Sau 1 năm, nếu tỷ lệ sống chưa đạt 85% thì phải tiếp tục trồng dặm bằng cây con của năm trước.
- Khi trồng dặm phải tuyển chọn những cây con đạt tiêu chuẩn và trồng vào những ngày thời tiết thuận lợi nhất.
3.8. Chăm sóc. Rừng trồng được chăm sóc 4 năm.
Chăm sóc cây Bạch-đàn U6
Chăm sóc cây Bạch đàn U6

a. Chăm sóc năm thứ 1
- Cây được trồng vào đầu mùa mưa vì vậy, trong năm đầu tiên chỉ cần chăm sóc 1 lần vào cuối mùa mưa (đối với khu vực tây Trường sơn). Đối với khu vực đông Trường sơn thì chăm sóc sau khi trồng 3 tháng.
-  Kỹ thuật chăm sóc: Phát thực bì toàn diện trên toàn bộ diện tích trồng, gốc phát <20 cm. Dãy sạch cỏ, xới vun gốc đường kính từ 0,6 - 0,8 m. Tháo gỡ dây leo quấn vào cây (nếu có)
b. Chăm sóc năm thứ 2. Chăm sóc 2 lần
+ Lần 1: Từ tháng 5 đến tháng 6.
            + Lần 2: Từ tháng 11 đến tháng 12.
Chăm sóc lần 1: Phát dọn thực bì như năm thứ nhất. Xới cỏ quanh gốc. Bón thúc 200 gam phân NPK cho mỗi cây vào 2 hố nhỏ ở hai bên gốc, cách gốc 20-30cm, vun gốc đường kính 0,8m.
Chăm sóc lần 2: Phát dọn thực bì như năm thứ nhất, xới cỏ và vun gốc cho cây đường kính 0,6-0,8m Tháo gỡ dây leo quấn vào cây (nếu có).
c. Chăm sóc năm thứ 3.
- Thời vụ và kỹ thuật chăm sóc giống như chăm sóc năm thứ 2.
d. Chăm sóc năm thứ tư.
Năm thứ 4 cây trồng đã vượt qua thảm thực bì nên chỉ chăm sóc 1 lần vào đầu mùa mưa khoảng tháng 5 đến tháng 6. (Chỉ phát thực bì không dẫy cỏ vun gốc)
3.9. Phòng trừ sâu bệnh hại.
Thực hiện theo Tiêu chuẩn ngành 04-TCN-27-2001 được ban hành kèm theo Quyết định số 2181/QĐ-BNN-KHCN ngày 23-5-2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy phạm kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cây rừng; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8927-2013 về hướng dẫn chung phòng trừ sâu hại cây rừng.
3.10. Phòng chống cháy
Áp dụng Quy phạm phòng cháy, chữa cháy rừng thông, rừng tràm và một số loại rừng dễ cháy khác (QPN8-86), được ban hành kèm theo Quyết định số 801/QĐ ngày 26/9/1986 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn) cụ thể:
Thiết kế hệ thống đường băng cản lửa để ngăn cách lửa giữa các lô của rừng trồng kết hợp làm đường vận chuyển, vận xuất phục vụ cho công tác trồng, chăm sóc và khai thác,…
- Đường băng rộng khoảng 8m-10 m được san ủi trắng hoặc phát dọn sạch thực bì.
- Tận dụng triệt để hệ thống sông, suối, đường giao thông làm đường ranh cản lửa.
- Tùy theo địa hình bằng phẳng hay đồi núi, điều kiện chăm sóc cơ giới hay thủ công, lực lượng quản lý bảo vệ rừng mà thiết kế cự ly giữa các băng cản lửa: từ 100  đến 300 m.
- Nơi có độ dốc dưới 150 băng đặt vuông góc với hướng gió hại trong mùa khô. Nơi địa hình phức tạp, độ dốc từ 150-250 bố trí băng theo đường đồng mức.
3.11.  Bảo vệ rừng:
Rừng trồng được bảo vệ thường xuyên trong suốt chu kỳ kinh doanh.
- Tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng cho người dân xung quanh khu rừng.
- Xây dựng hệ thống biển báo cấm đốt lửa trong rừng.
- Cấm chăn thả gia súc, cấm chặt phá cây rừng.
- Nơi có thể cơ giới thì phòng chống cháy rừng bằng cách cày sạch cỏ theo hàng. Trên hàng cây phải được phát dãy sạch cỏ, đưa cỏ và lá rụng ra khỏi hàng cây, tiến hành đốt cỏ và lá rụng vào ban đêm lúc có sương xuống, trời lặng gió để hạn chế ngọn lửa.
- Nơi không thể cơ giới được thì phát dọn bằng biện pháp thủ công, gom đống thực bì và lá rụng thành những đống nhỏ, cách xa nhau và đốt có kiểm soát.
- Thường xuyên bảo dưỡng đường băng cản lửa, cào và đốt sạch thực bì, lá rụng trên các băng cách lửa để thuận tiện cho việc đi lại trong việc quản lý bảo vệ, phòng chống cháy rừng.
- Xây dựng chòi canh lửa rừng và phân công người trực thường xuyên để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các vụ cháy rừng.
- Quan hệ mật thiết với chính quyền địa phương trong việc quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng. Đơn vị quản lý rừng phải chuẩn bị đầy đủ những trang thiết bị dụng cụ, nhân lực cần thiết phòng khi có cháy rừng thì kịp thời dập tắt.

Tác giả: Phạm Ngọc Tú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi