Chăm sóc nấm rơm

Thứ hai - 14/08/2023 03:58
Nấm rơm là loại nấm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin A, B1, B2, PP, D, E, C và chứa 7 loại a-xít amin. Những năm gần đây, nghề trồng nấm đã thực sự phát triển và trở thành nguồn thu chính cho nhiều hộ nông dân. Để có những thành phẩm thơm ngon, bổ dưỡng thì người trồng nấm cần phải trải qua nhiều công đoạn, quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc phức tạp đòi hỏi phải bỏ công sức, thời gian chăm sóc mới cho năng suất chất lượng tốt. Sau đây, nonghoc.net chi sẻ với bà con kỹ thuật chăm sóc nấm rơm.
image 20230814145756 1
Biểu đồ yêu cầu nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng của nấm rơm qua từng giai đoạn phát triển

Quá trình sinh trưởng của nấm rơm rất ngắn, từ lúc trồng cho đến khi thu hoạch 12 - 14 ngày, qua các giai đoạn: giai đoạn nuôi tơ (7 - 8 ngày đầu); giai đoạn hình thành quả thể.
 
Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của nấm_rơm
Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của nấm rơm


3.1. Về nhiệt độ:
Kiểm tra nhiệt độ bằng cách dùng nhiệt kế cắm sâu vào mô nấm khoảng 10 - 15cm, giữ yên khoảng 3 - 5 phút, rút nhiệt kế ra và đọc kết quả ngay.
* Giai đoạn nuôi tơ: Nhiệt độ trong mô nấm đạt từ 35 - 420C là đạt yêu cầu.
Sau 3 - 4 ngày cấy giống:
- Nếu nhiệt độ mô nấm dưới 350C cần phải đậy thêm áo mô hoặc dùng bạt ni lông có đục lỗ trùm lên toàn bộ các mô nấm để tăng nhiệt;
- Nếu nhiệt độ mô nấm trên 420C cần phải tháo bỏ bớt lớp áo mô để giảm nhiệt độ trong mô nấm, đồng thời tạo ẩm nền đất. Nếu có dùng tấm nilong che mưa cho mô nấm thì hàng ngày phải tháo tấm nilong 2-3 lần để thoát hơi nóng, mỗi lần từ 15 – 30 phút; nếu nhiệt độ trên 500C, ta tiến hành dùng cọc tre nhọn đầu thông khí giữa mô nấm (Tiến hành sau ngày thứ 5 trở đi)
* Giai đoạn hình thành quả thể: Nhiệt độ thích hợp cho quá trình hình thành quả thể là từ 32-350C.
Để giảm nhiệt độ mô nấm ta có thể:
- Tháo bớt lớp áo mô.
- Tăng độ thông thoáng nhà trồng hoặc vườn trồng.
- Xả nước vào luống trồng.
3.2. Về độ ẩm:
a. Độ ẩm không khí: ta cần tạo đội ẩm không khí bằng cách tưới và giữ nước ở rãnh luống, một ngày 2 lần, mỗi lần 1 giờ.
b. Độ ẩm mô nấm:
Kiểm tra độ ẩm mô nấm bằng cách rút một ít rơm ở giữa mô nấm, dùng 2 tay vắt mạnh nếu:
- Nước chỉ đủ làm ướt vân tay là độ ẩm mô nấm đạt yêu cầu.
- Nước không làm ướt vân tay là thiếu nước, cần bổ sung thêm nước cho mô nấm;
- Nước chảy thành giọt là dư nước, cần tháo bớt áo mô để thoát bớt nước trong mô nấm;
* Giai đoạn nuôi tơ: Sau 5 ngày cấy giống, nếu nhìn bề mặt mô nấm thấy rơm rạ khô thì ta tưới phun sương, 0,1 lít nước/mô, ngày 1 lần.
* Giai đoạn hình thành quả thể:
- Sau 7 - 9 ngày, trên bề mặt mô nấm thường khô do mất nước, cần phải bổ sung thêm nước bằng cách tưới phun sương trực tiếp xung quanh bề mặt mô nấm, lượng nước tăng dần từ ngày 7-9 sau đó giảm dần theo sự hình thành quả thể.
+ Tưới cao và ngửa vòi, nếu tưới mạnh dễ làm sợi nấm tổn thương;
+ Không nên tưới đẫm mô nấm 1 lần thay cho nhiều lần tưới trong ngày sẽ dễ làm nấm bị thối chân và chết non.
+ Tới đẫm xung quanh thành mô và lước qua trên mặt mô.
+ Tưới lúc trời mát, và sau khi thu hoạch từ 2-3 giờ.
3.3. Về ánh sáng:
* Giai đoạn nuôi tơ: trong giai đoạn nuôi tơ phải tiến hành che phủ mô nấm, không để ánh sáng rọi vào mô nấm.
* Giai đoạn hình thành quả thể: cần đảm bảo ánh sáng - là ánh sáng tán xạ -chiếu được khắp bề mặt mô nấm, duy trì mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 30 phút -1 giờ.
Dấu hiệu kiểm tra ánh sáng: Nếu quả thể xuất hiện màu xám đen ở đỉnh là đủ ánh sáng.
3.4. Về không khí: Đảm bảo độ thông thoáng cho nhà trồng, bởi vì nấm rơm cần oxy cho sự hô hấp.
Đảm bảo không khí sạch.
 

Tác giả: Phạm Ngọc Tú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi