Trong quá trình trồng trọt hàng năm, việc bón phân được thực hiện theo thời vụ, theo những giai đoạn nhất định.
Trong thực tế, phân được thải ra không được bón ngay vì có những điểm không thuận lợi như sau:
Trong phân chuồng tươi có nhiều hạt cỏ dại, nếu bón cỏ dại sẽ mọc lấn át cây trồng, tốn công trừ cỏ
Đối với gia súc bị bệnh truyền nhiễm, bón phân chuồng dễ lây lan bệnh cho gia súc.
Phân chuồng tươi có nhiều rác độn, tỷ lệ C/N cao, quá trình phân huỷ sinh ra nhiều acid hữu cơ có hại cho cây trồng, đồng thời những chất dinh dưỡng dễ tiêu của phân và của đất phần lớn bị VSV hấp thu trong quá trình phân giải
Bón phân chuồng tươi rong rêu phát triển mạnh.
Ủ phân chuồng có thể làm cho trọng lượng phân chuồng giảm xuống nhưng chất lượng phân chuồng tăng lên. Sản phẩm cuối cùng của quá trình ủ phân là phân hữu cơ hay còn gọi là phân ủ. Trong phân có mùn, một phần chất hữu cơ chưa phân huỷ, muối khoáng, các sản phẩm trung gian của quá trình phân huỷ, một số enzim, chất kích thích, và nhiều loại vi sinh vật hoại sinh. Sự cần thiết phải ủ phân chuồng:
Giảm các chất độc hại, mầm bệnh và cỏ dại
Tránh gây ô nhiễm môi trường
Tăng hiệu quả sử dụng, tăng độ dễ tiêu
Không gây hại đến cây trồng
4 giai đoạn biến đổi của quá trình ủ phân như sau:
Các phương pháp ủ phân: 1. Ủ nóng hay ủ xốp Dùng trong trường hợp khi phân chuồng có nhiều chất độn, tỷ lệ C/N của chất độn cao do vậy mà tỷ lệ C/N của phân bón cũng cao. a. Tiến hành: Phân đổ thành từng đống tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm 50 – 60%, ở ẩm độ này nhiệt độ lên cao 60 – 70oC, phân mau hoai, diệt cỏ dại, nhiều mầm bệnh nhưng mất nhiều đạm. Có thể trộn thêm 1% vôi bột (tính theo khối lượng) trong trường hợp phân có nhiều chất độn. Thêm 1 – 2 % super lân để giữ đạm. Sau đó trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân. Hàng ngày tưới nước lên đống phân. b. Ưu, nhược điểm: * Ưu điểm:
Phân mau hoai mục, thời gian ngắn (3 tuần)
Diệt hầu hết được cỏ dại, mầm bệnh
* Nhược điểm:
Tỉ lệ chất hữu cơ và đạm bị mất nhiều (trên 30%)
Phân chuồng ủ xốp nhiệt độ cao quá trình phân giải nhanh nên cũng được dùng trong trường hợp phân chuồng được lấy từ chuồng gia súc có bệnh hoặc các loại phân phân trâu bò có lẫn nhiều hạt cỏ.
2. Ủ nguội hay ủ chặt
a. Tiến hành: Phân được nén chặt, đảm bảo cho đống phân tiến hành ủ trong điều kiện yếm khí, ở ẩm độ 50 – 60% nhiệt độ đống phân không lên cao quá 35oC. Dùng đất, rơm rạ hoặc than bùn phủ kín đống phân, phân được nén chặt, nhiệt độ không vượt quá 15 – 30oC, phân được phân giải trong điều kiện yếm khí hoàn toàn, chất hữu cơ được phân giải chậm. Trong điều kiện này, CO2 thoát ra kiềm hãm hoạt động của vi sinh vật, phân lâu hoai, không diệt được mầm bệnh và cỏ dại nhưng ít mất đạm (Đạm trong đống phân chủ yếu ở dạng amon cacbonat, là dạng khó phân huỷ thành amoniac nên ít mất). Theo phương pháp này, thời gian ủ phân kéo dài. Phân được rải thành lớp rộng 1,5 – 3m, dày 0,30 – 0,40 m rồi nén chặt và tưới nước. Tuỳ theo số lượng phân người ta có thể tăng chiều rộng đống phân rồi tiếp tục xếp lớp khác với chiều rộng và chiều dài như trên rồi tưới, lưu ý chiều cao đống phân không nên cao quá 1,5 m, chiều dài thì tuỳ ý. b. Ưu, nhược điểm:
* Ưu điểm: Tỉ lệ chất hữu cơ và đạm bị mất ít (dưới 10%) * Nhược điểm: Phân lâu hoai mục, thời gian dài (3 – 4 tháng). Mầm bệnh, cỏ dại không được tiêu diệt triệt để. 3. Ủ hỗn hợp: a. Tiến hành: Phân được lấy ra chất thành đống không nén, cao 0,8 -1m, phân được phân giải trong điều kiện hiếu khí, chất hữu cơ phân giải mạnh, nhiệt độ nhanh lên cao. Sau 3- 4 ngày khi nhiệt độ đạt đến 60 -700C thì bắt đầu nén cẩn thận đống phân, tưới nước cho không khí không vào đống phân nữa, nhiệt độ hạ xuống 30 – 400C quá trình phân giải hiếu khí được thay bằng quá trình phân giải yếm khí, chất hữu cơ và đạm mất ít đi. Xếp lần lượt các lớp lên nhau cho đến khi đống phân cao khoảng 2 m thì nén lại phủ đất hoặc than bùn và bảo quản cho đến khi đem bón. b. Ưu, nhược điểm: Ưu điểm của phương pháp này là phân chuồng phân giải nhanh, hạt cỏ dại và mầm bệnh truyền nhiễm bị tiêu diệt nhưng chất hữu cơ và đạm mất nhiều hơn ủ nguội. Phương pháp ủ hỗn hợp chỉ sử dụng khi phân chuồng có nhiều chất độn và loại phân này phải được đem bón càng sớm càng tốt. Phương pháp này thường dùng khi trong phân có lẫn nhiều mầm bệnh, cỏ dại và khi bà con nông dân muốn nhanh có phân hoai bón ruộng
Chúng tôi đang sử dụng cookie để cung cấp cho bạn những trải nghiệm tốt nhất trên trang web này. Bằng cách tiếp tục truy cập, bạn đồng ý với Chính sách thu thập và sử dụng cookie của chúng tôi.