Rầy nâu hại Lúa

Tên dịch hại Latinh: Nilapavata lugens
Thuộc nhóm: Sâu hại
Hại trên cây: Lúa
Nội dung quản lý dịch hại
Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại: 
- Rầy nâu có cơ thể màu nâu vàng, đỉnh đầu nhô ra phía trước. Cánh trong  suốt, giữa cạnh sau của mỗi cánh trước có một đốm đen, khi hai cánh xếp lại hai  đốm này chồng lên nhau tạo thành một đốm đen to trên lưng.
Rầy nâu hại lúa
Nhãn
Rầy nâu hại lúa
Rầy nâu hại lúa

 
- Rầy đực có cơ thể dài từ 3,6-4,0 mm. Rầy cái màu nâu nhạt và kích  thước cơ thể to hơn rầy đực; chiều dài cơ thể từ 4 đến 5 mm, bụng to tròn, ở khoảng giữa mặt dưới bụng có bộ phận đẻ trứng bén nhọn màu đen.
- Rầy trưởng thành rầy nâu có 2 dạng cánh: 
+ Cánh dài che phủ cả thân và chủ yếu dùng để phát tán. 
+ Cánh ngắn phát sinh nhiều khi thức ăn đầy đủ, thời tiết thích hợp, và có  khả năng đẻ trứng rất cao (300-400 trứng). 
Trứng rầy nâu
Trứng rầy nâu

- Trứng rầy nâu được đẻ thành từng hàng 
vào bên trong bẹ cây lúa, mỗi hàng có từ 8-30 
trứng. Trứng rầy giống hình hạt gạo, dài từ 0,3-
0,4 mm, mới đẻ màu trắng trong, sắp nở màu 
vàng. Thời gian ủ trứng từ 5-14 ngày.
- Rầy non hay còn gọi là rầy cám, khi mới nở rất nhỏ, màu trắng sữa, càng  lớn rầy càng chuyển thành màu nâu nhạt. Sâu non rầy nâu tuổi lớn rất giống Sâu  trưởng thành cánh ngắn nhưng cánh ngắn hơn và đục, trong khi cánh của sâu  trưởng thành cánh ngắn thì trong suốt với các gân màu đậm. Sâu non rầy nâu có  5 tuổi, phát triển trong thời gian từ 14 - 20 ngày.
- Cả rầy trưởng thành và rầy non đều thích sống dưới gốc cây lúa và có  tập quán bò quanh thân cây lúa hoặc nhảy xuống nước hay nhảy lên tán lá để lẩn  tránh khi bị khuấy động. Rầy nâu thích tấn công cây lúa còn nhỏ, nhưng nếu mật  độ cao có thể gây hại mọi giai đoạn tăng trưởng của cây lúa
Cả rầy trưởng thành và rầy non rầy nâu đều chích hút cây lúa bằng cách cho vòi chích hút vào bó mạch dẫn hút nhựa. Trong khi chích hút rầy tiết nước  bọt phân hủy mô cây, tạo thành một bao chung quanh vòi chích hút, cản trở sự di chuyển nhựa nguyên và nước lên phần trên của cây lúa làm cây lúa bị khô  héo, gây nên hiện tượng "cháy rầy". 
Ngoài ảnh hưởng gây hại trực tiếp như trên, rầy nâu còn gây hại gián tiếp  cho cây lúa như: 
- Mô cây tại các vết chích hút và đẻ trứng của rầy trên thân cây lúa bị hư  do sự xâm nhập của một số loài nấm, vi khuẩn. 
- Phân rầy tiết ra có chất đường thu hút nấm đen tới đóng quanh gốc lúa,  cản trở quang hợp, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa. 
- Rầy nâu thường truyền các bệnh lúa cỏ, lùn xoắn lá cho cây lúa, trầm  trọng nhất là bệnh lùn xoắn lá. Triệu chứng để nhận diện bệnh này là bụi lúa vẫn  giữ màu xanh dù đã đến lúc thu hoạch, chóp lá xoắn lại, lá rách dọc theo bìa, cây  đâm thêm chồi ở các đốt phía trên. Nhìn chung, cả bụi lúa lùn hẳn và lá có màu  xanh đậm. Mức độ lùn của cây lúa còn tùy thuộc vào thời gian lúa bị nhiễm  bệnh: 
+ Nếu cây lúa bị nhiễm bệnh sớm, trong tháng đầu sau khi sạ, bụi lúa lùn  hẳn và thất thu hoàn toàn. 
+ Nếu cây lúa bị nhiễm bệnh muộn hơn, bụi lúa bị lùn ít và có thể trổ bông nhưng rất ít hoặc đòng lúa không thoát ra được, hạt bị lép nhiều, năng suất  thất thu khoảng 70%.
9
+ Nếu ruộng lúa bị nhiễm bệnh muộn hơn nữa, từ khi lúa tròn mình trở về sau, bụi lúa sẽ không lùn và có thể trổ bông nhưng bông lúa bị lép nhiều và có  thể thất thu đến 30%.
Biện pháp quản lý:
- Biện pháp sử dụng giống: Nên trồng nhiều giống lúa có tính kháng trung bình  trên đồng ruộng cùng một lúc để tránh tình trạng rầy quen thức ăn và để tránh áp  lực của rầy khi rầy bộc phát.
- Biện pháp canh tác:
+ Vệ sinh đồng ruộng.
+ Sạ lúa, gieo mạ, cấy lúa đúng thời vụ, gọn, tránh mùa vụ gối nhau làm  lúa hiện diện liên tục trên đồng ruộng.
+ Mật độ sạ: Không nên sạ, cấy dày. 
+ Gieo sạ lúa theo lịch né rầy.
+ Nên bón phân theo bảng so màu lá.
- Biện pháp sinh học:
+ Cho vịt con, cá vào ruộng lúa.
+ Bảo vệ thiên địch
+ Dùng chế phẩm sinh học: nấm xanh, nấm trắng, Buprofezin,...
- Biện pháp hoá học: Thăm ruộng thường xuyên để ghi nhận mật độ của rầy  cũng như thành phần và số lượng thiên địch hiện diện trên đồng ruộng để quyết  định việc áp dụng thuốc trừ rầy. 

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi