Bọ xít hôi hại Lúa

Tên dịch hại Latinh: Leptocorisa acuta
Thuộc nhóm: Sâu hại
Hại trên cây: Lúa
Nội dung quản lý dịch hại
Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại:
Bọ xít hôi (Leptocorisa acuta) hại lúa
Bọ xít hôi (Leptocorisa acuta) hại lúa

- Sâu trưởng thành có màu xanh hơi pha nâu ở trên lưng và màu vàng nâu ở mặt bụng, dài từ 14-18 mm. Đời sống của sâu trưởng thành có thể đến 2-3 tháng, trong thời gian này một sâu trưởng thành cái có khả năng đẻ từ 250-300 trứng trong vòng khoảng 8 tuần.
- Trứng được đẻ thành nhiều hàng trên phiến lá, ở cả hai mặt, hoặc bẹ lá,  mỗi ổ có từ 10-30 trứng. 
- Trứng hình bầu dục, hơi dẹp, dài từ 1,2-1,4 mm, mới đẻ màu trắng đục,  sắp nở màu nâu đen bóng. Thời gian ủ trứng là 5-8 ngày. Trứng được đẻ thành  từng hàng song song trên phiến lá từ 10-20 trứng, dọc gân chính, ở mặt trên lá.  Sâu non có 5 tuổi, màu xanh lá cây nhạt, râu màu nâu đậm, mới nở dài khoảng 2  mm, tuổi lớn nhất dài từ 12-14 mm. Thời gian phát triển của giai đoạn sâu non từ 15-22 ngày. 
- Vòng đời bọ xít hôi từ 31- 40 ngày.
- Sâu non và sâu trưởng thành thường tập trung trên bông lúa, chích hút  hạt lúa đang ngậm sữa bằng cách dùng vòi chọc vào giữa 2 vỏ trấu, chích hút hạt  lúa, làm hạt bị lép hoặc lửng, rất dễ vở khi xay. 
Vết chích hút do bọ xít để lại là một đốm nâu trên hạt lúa do nấm bệnh tấn công.  Khi cây lúa còn non, bọ xít có thể chích hút trên lá và đọt non
Biện pháp quản lý:

- Biện pháp canh tác:
+ Vệ sinh đồng ruộng, diệt cỏ (nhất là cỏ lồng vực).
+ Gieo sạ đồng loạt, không sạ muộn.
- Biện pháp sinh học: 
+ Bảo tồn thiên địch.
+ Sử dụng thuốc sinh học.
- Biện pháp hóa học: Khi mật độ bọ xít cao dùng thuốc Dimethoate, Chlopyrofos ethyl…
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi