Quy trình kỹ thuật trồng rừng Bạch đàn U6

Quy trình kỹ thuật trồng rừng Bạch đàn U6

  •   05/06/2023 22:28:00
  •   Đã xem: 3061
  •   Phản hồi: 0
Bạch đàn dòng U6 sinh trưởng nhanh, dáng thon, tỉa cành tự nhiên tốt, độ che phủ của tán lá cao và chất lượng sợi gỗ đạt hiệu quả cao cho sản xuất giấy. Độ tăng chiều cao có thể đạt tới 3,9 - 4,1m/năm. Trồng bạch đàn U6, sau 7- 8 năm sản lượng cây đứng có thể đạt từ 120-150m3/ha, nếu được trồng ở tầng đất sâu, ẩm, chăm sóc tốt có thể rút ngắn chu kỳ. Bài viết sau chia sẻ Quy trình kỹ thuật trồng rừng Bạch đàn U6
Kỹ thuật trồng cây sâm cau dưới tán rừng

Kỹ thuật trồng cây sâm cau dưới tán rừng

  •   05/06/2023 21:39:00
  •   Đã xem: 3268
  •   Phản hồi: 0
Theo đông y: Sâm cau có vị cay, tính ấm, có độc; vào 3 kinh Thận, Can và Tỳ. Có tác dụng làm ấm thận (ôn thận), mạnh gân cốt (tráng gân cốt), trừ hàn thấp. Chủ trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh, tiểu tiện không cầm được, chân tay, lưng lạnh. Đồng bào ít người ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta thường dùng rễ cây này làm thuốc bổ nên mới gọi là Sâm, vì lá cây giống lá Cau nên mới có tên gọi là Sâm cau. Sâm cau có tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể trong điều kiện thiếu ô-xy; có tác dụng như hormone sinh dục nam (thí nghiệm tiêm cồn thuốc sâm cau cho chuột đã bị cắt 2 tinh hoàn, với liều 10g/kg, thấy trọng lượng của túi tinh tăng lên rõ ràng).
Trồng và chăm sóc cây giảo cổ lam

Trồng và chăm sóc cây giảo cổ lam

  •   19/12/2021 02:27:00
  •   Đã xem: 2594
  •   Phản hồi: 0
Giảo cổ lam là một loại dược liệu quý và có giá trị kinh tế cao. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở thì thành phần hóa học chính của giảo cổ lam là flavonoit và saponin. Số sapoin của giảo cổ lam nhiều gấp 3 – 4 lần so với nhân sâm. Trong đó, một số có cấu trúc hoá học giống như cấu trúc có trong nhân sâm (ginsenozit). Ngoài ra giảo cổ lam còn chứa các vitamin và các chất khoáng như selen, kẽm, sắt, mangan, phốtpho…
Trồng và chăm sóc cây thảo quả

Trồng và chăm sóc cây thảo quả

  •   19/12/2021 02:26:00
  •   Đã xem: 3297
  •   Phản hồi: 0
Theo Từ điển nông nghiệp: Thảo quả là loài cây thân thảo, lớn, sống nhiều năm, cao 2 – 3m. Thân rễ mọc ngang, có nhiều đốt. Lá to, dài, mọc so le, có bẹ lá ôm kín thân. Hoa to, màu đỏ nhạt mọc thành bông ở gốc. Quả hình trứng, màu đỏ sẫm, mọc dày đặc. Hạt nhiều, có cạnh, mùi thơm đặc biệt. Mùa hoa: Tháng 5 – 7; quả: Tháng 8 – 12. Cây mọc hoang và được trồng ở vùng núi cao, lạnh, dưới tán rừng cây to, đất ẩm nhiều mùn. Bộ phận dùng là hạt của quả. Quả thu hái vào mùa Đông. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, đập bỏ vỏ ngoài, lấy hạt. Tinh dầu với tỷ lệ 1 – 1,5%. Kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Chữa ăn không tiêu, bụng trướng đau, nôn mửa, ỉa chảy, ho, sốt rét, lách to. Ngày 3 – 6g dạng thuốc bột, thuốc sắc hoặc thuốc viên. Còn dùng ngậm chữa đau răng, viêm lợi, làm thơm trong nhân bánh.
Trồng và chăm sóc sâm dây (đảng sâm)

Trồng và chăm sóc sâm dây (đảng sâm)

  •   19/12/2021 02:25:00
  •   Đã xem: 3451
  •   Phản hồi: 0
Sâm dây (hay còn gọi là cây đẳng sâm, hay Đảng sâm, sâm nam) là một loài thảo dược quý, có giá trị kinh tế cao.Để sâm dây sinh trưởng và phát triển tốt, hôm nay Diễn đàn kiến thức nhà nông sẽ giới thiệu đến các bạn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sâm dây.
Quy trình trồng cây sầu riêng

Quy trình trồng cây sầu riêng

  •   19/12/2021 02:23:00
  •   Đã xem: 8409
  •   Phản hồi: 0
Do hiệu quả kinh tế cao, những năm gần đây nhiều nhà vườn đã cải tạo vườn tạp, nhiều chủ hộ đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũ hiệu quả kinh tế thấp sang trồng chuyên canh cây ăn trái, từ phong trào này nhiều nhà vườn chuyên canh cây ăn trái mới ra đời.

Các tin khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi